Mục tiêu chính của bài viết này tập trung vào vấn đề về giải quyết nguồn nước cho phát triển thủy sản bằng việc khai thác sử dụng mưa, trữ nước mưa phục vụ cho nuôi trồng thủy sản vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả nghiên cứu cung cấp cho các nhà quy hoạch, quản lý đưa ra chính sách và chiến lược khai thác và sử dụng nguồn nước mưa nhằm phát triển bền vững vùng nuôi trồng thủy sản và chống lún sụt lún đất do tác động việc khai thác nước ngầm quá mức vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long. | BÀI BÁO KHOA HỌC NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP KỸ THUẬT TRỮ NƯỚC NGỌT CHO PHỤC VỤ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN VÙNG VEN BIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Tô Quang Toản1, Ngô Văn Quận2, Lại Tuấn Anh2 Tóm tắt: Khai thác nước ngầm quá mức phục vụ nuôi trồng thủy sản và cấp nước sinh hoạt ngày càng lớn đang là thách thức cho các tỉnh ven biển vùng đồng bằng sông Cửu Long, đây là nguyên nhân chính làm cạn kiệt và hạ thấp nguồn tài nguyên nước ngầm, gây sụt lún đất cho vùng đồng bằng sông Cửu Long ngày càng trũng thấp. Vì vậy, mục tiêu chính của nghiên cứu này tập trung vào vấn đề về giải quyết nguồn nước cho phát triển thủy sản bằng việc khai thác sử dụng nước mưa, trữ nước mưa phục vụ cho nuôi trồng thủy sản vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả nghiên cứu đã xác định rằng, tổng lượng nước cần cấp bù cho 1 ha diện tích nuôi trồng thủy sản dao động trong khoảng 2200 m3/ha đến 3900 m3/ha, lượng nước ngọt cần cấp bù sẽ dao động trong khoảng 1100 m3/ha đến 1950 m3/ha, bình quân là 1656 m3/ha. Như vậy 1 ha nuôi trồng thủy sản cần bố trí một diện tích vào khoảng 600 m2 đến 1100 m2 để xây dựng bể chứa, tương đương với 6% đến 11% diện tích khu nuôi. Kết quả nghiên cứu cung cấp cho các nhà quy hoạch, quản lý đưa ra chính sách và chiến lược khai thác và sử dụng nguồn nước mưa nhằm phát triển bền vững vùng nuôi trồng thủy sản và chống lún sụt lún đất do tác động việc khai thác nước ngầm quá mức vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long. Các từ khóa: Thủy sản, khai thác nước ngầm, nước mưa, lún sụt đất. 1. TỔNG QUAN1 Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với dân số hơn 17,3 triệu dân, có diện tích nuôi trồng thủy sản đứng đầu cả nước cả về thủy sản nước mặn, lợ và ngọt, với tổng diện tích hơn 727 nghìn ha (số liệu thống kê năm 2012). Trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng, các thay đổi về nhiệt độ, gia tăng dịch bệnh và ô nhiễm môi trường, khả năng cấp nước mặn và ngọt để pha loãng có thể làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc nuôi trồng thủy sản. Thực tế cho thấy, đối với vùng nuôi trồng thủy sản