Bài viết này cung cấp danh sách thành phần loài và thảo luận về đặc điểm phân bố, giá trị bảo tồn của khu hệ lưỡng cư bò sát ở khu vực đèo Pha Đin dựa trên vào kết quả khảo sát thực địa trong năm 2016 và 2017 tại huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La và huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên. | THÀNH PHẦN LOÀI LƯỠNG CƯ (AMPHIBIA) VÀ BÒ SÁT (REPTILIA) Ở KHU VỰC ĐÈO PHA ĐIN, TỈNH SƠN LA VÀ TỈNH ĐIỆN BIÊN Phạm Văn Anh1, Hoàng Lê Quốc Thắng2, Vanh Sin Khuang Kham Doy1, Sồng Bả Nênh1, Hà Mạnh Linh1, Bùi Thị Thanh Dung1, Nguyễn Quảng Trường3 1 Trường Đại học Tây Bắc Trường THPT Bình Thuận 3 Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam 2 Khu vực đèo Pha Đin nằm dọc theo quốc lộ 6 nối liền 2 tỉnh Sơn La và Điện Biên với chiều dài khoảng 32 km đi bên sườn các dãy núi đá vôi Pôn La, Kiu Kẹp, Giôn, Cứu Co Pa (UBND tỉnh Sơn La, 2015). Với địa hình tương đối hiểm trở có nhiều dốc núi, mặc dù rừng trên núi đá vôi quanh các khu vực dân cư và gần quốc lộ 6 đã bị tác động nhưng chất lượng sinh cảnh ở trên các đỉnh núi vẫn còn khá tốt. Các nghiên cứu về lưỡng cư, bò sát (LCBS) ở tỉnh Sơn La và Điện Biên chủ yếu tập trung ở các khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) như: Nguyễn Văn Sáng và cs. (1991) đã thống kê được 45 loài LCBS ở KBTTN Mường Nhé; Đỗ Thành Trung và Lê Nguyên Ngật (2009) xác định có 39 loài LCBS ở huyện Tủa Chùa; Nguyễn Văn Sáng và cs. (2010) đã ghi nhận được 78 loài ở KBTTN Xuân Nha; một số nghiên cứu khác như Phạm Văn Anh và cs. (2012, 2014, 2015, 2016), Le et al. (2014ab, 2015), Pham et al. (2014, 2015, 2016), Nguyễn Quảng Trường và cs (2015). Ở khu vực đèo Pha Đin chưa có công bố nào về thành phần loài LCBS. Dựa vào kết quả khảo sát thực địa trong năm 2016 và 2017 tại huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La và huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên chúng tôi lần đầu tiên cung cấp danh sách thành phần loài và thảo luận về đặc điểm phân bố, giá trị bảo tồn của khu hệ LCBS ở khu vực đèo Pha Đin. I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thời gian và địa điểm nghiên cứu: Đã tiến 3 đợt thực địa với 16 ngày khảo sát trong các tháng 4/2016, 10/2016, 5/2017 trên địa bàn xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La và xã Tỏa Tình, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên. Mẫu vật được thu thập dọc theo đường mòn trong rừng, các vách núi đá vôi, hang, ao, ruộng và vực nước, vào khoảng từ .