Thông qua lễ hội nhằm tìm hiểu sâu về phong tục tập quán của người Mường, các hình thức sinh hoạt văn hóa ăn sâu vào tiềm thức những người dân nơi đây. Đồng thời tìm hiểu về lễ hội Mường Đòn nhằm rút ra những mặt tích cực và hạn chế. Từ đó đề xuất những kiến nghị nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp có từ xa xưa mà lễ hội mang lại, trong sự phát triển kinh tế, văn hóa, đặc biệt là du lịch trên địa bàn xã Thành Mỹ, huyện Thạch Thành nói riêng và tỉnh Thanh Hóa nói chung. | tr−êng ®¹i häc v¨n hãa hμ néi khoa v¨n hãa d©n téc thiÓu sè LỄ HỘI MƯỜNG ĐÒN CỦA NGƯỜI MƯỜNG Ở XÃ THÀNH MỸ, HUYỆN THẠCH THÀNH, TỈNH THANH HOÁ khãa luËn tèt nghiÖp cö nh©n v¨n hãa chuyªn ngμnh: V¨n hãa d©n téc thiÓu sè m∙ sè: 608 Sinh viªn thùc hiÖn : NGÔ THỊ DUNG Gi¶ng viªn h−íng dÉn : GS. HOÀNG NAM Hμ néi- 2013 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bài khóa luận này, em đã có dịp về với xã Thành Mỹ, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa. Tại đây em đã được tham gia vào lễ hội Mường Đòn. Lễ hội này do Ban văn hóa xã cùng với bà con nhân dân xã Thành Mỹ tổ chức. Thông qua đây, em xin chân thành cảm ơn bà con nhân dân xã Thành Mỹ nói chung và người dân làng Mường Đòn nói riêng đã cung cấp tài liệu giúp em hoàn thành bài luận văn này. Đồng thời, thông qua đây em cũng gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến GS Hoàng Nam – Hội Dân Tộc học Việt Nam. Thầy đã giúp đỡ em trong quá trình từ khi bắt đầu làm cho đến khi hoàn thành bài khóa luận. Qua đây, em cũng xin cảm ơn đến các thầy, cô khoa Văn hóa dân tộc thiểu số, trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình thu thập tài liệu. Do đây là lần đầu tiên làm quen với việc viết luận văn, hơn nữa lại chưa phải là một nhà nghiên cứu, tìm hiểu chuyên nghiệp, thời gian khảo sát thực tế chưa thực sự được nhiều nên trong bài luận văn này không tránh được những sai sót và hạn chế. Vì vậy, em rất mong hội đồng giám khảo, quý thầy cô và toàn thể bạn đọc đóng góp ý kiến để bài khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2013 Sinh viên Ngô Thị Dung MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU . 1. Lý do chọn đề tài 2. Lịch sử nghiên cứu. 3. Mục đích nghiên cứu .