BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ------Số: 17/2010/TT-BNNPTNT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc --------Hà Nội, ngày 26 tháng 3 năm 2010 THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ BỆNH LÙN SỌC ĐEN HẠI LÚA | BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ Phát triển nông THÔN Số 17 2010 TT-BNNPTNT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội ngày 26 tháng 3 năm 2010 THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ BỆNH LÙN SỌC ĐEN HẠI LÚA Căn cứ Nghị định số 01 2008 NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Căn cứ Nghị định số 75 2009 NĐ-CP ngày 10 9 2009 của Chính phủ sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01 2008 NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Căn cứ Pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật Căn cứ Nghị định số 58 2002 NĐ -CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ quy định Điều lệ Bảo vệ thực vật Điều lệ Kiểm dịch thực vật Điều lệ quản lý thuốc bảo vệ thực vật Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn biện pháp phòng trừ bệnh lùn sọc đen hại lúa như sau Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh đối tượng áp dụng Thông tư này hướng dẫn biện pháp phòng trừ bệnh lùn sọc đen hại lúa trách nhiệm của các cơ quan trong việc áp dụng biện pháp phòng trừ bệnh lùn sọc đen hại lúa. Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan tổ chức cá nhân có liên quan đến việc triển khai thực hiện biện pháp phòng trừ bệnh lùn sọc đen hại lúa. Điều 2. Đặc điểm chính về bệnh lùn sọc đen hại lúa 1. Tác nhân gây bệnh Tác nhân gây bệnh lùn sọc đen hại lúa là vi rút lùn sọc đen phương Nam Southern Rice Black Streaked Dwarf Virus - SRBSDV thuộc nhóm Fijivirus-2 họ Reoviridae và rầy lưng trắng Sogatella furcifera là môi giới lây truyền vi rút này. 2. Triệu chứng và tác hại Cây lúa bị bệnh có triệu chứng chung là thấp lùn lá xanh đậm hơn bình thường. Lá lúa bị bệnh có thể xoăn ở đầu lá hoặc toàn bộ lá. Gân lá ở mặt sau bị sưng lên. Khi cây còn non gân chính trên bẹ lá cũng bị sưng phồng. Từ giai đoạn làm đòng và khi lúa có lóng cây bị bệnh thường nảy chồi trên đốt thân và mọc nhiều rễ bất định. Trên bẹ và