Bài viết tập trung phân tích thực trạng sản xuất và tiêu thụ ớt A Riêu trên địa bàn xã Mà Cooih và đánh giá một số khó khăn, thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ ớt A Riêu ở quy mô nông hộ tại xã miền núi Mà Cooih của huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam. | TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP ISSN 2588-1256 Tập 2(2) - 2018 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ ỚT CAY A RIÊU TẠI XÃ MÀ COOIH, HUYỆN ĐÔNG GIANG, TỈNH QUẢNG NAM Nguyễn Văn Đức*, Trần Cao Úy, Đinh Chí Thanh, Dương Văn Hậu, Châu Võ Trung Thông, Phạm Thị Kim Liền Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế Liên hệ email: nguyenvanduc@ TÓM TẮT Nghiên cứu này phân tích, đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ ớt A riêu tại xã miền núi Mà Cooih của huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam. Nghiên cứu đã phỏng vấn 50 hộ và 2 chuyên gia am hiểu của địa phương về những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ ớt A riêu, và thu thập các số liệu tài liệu thứ cấp liên quan đến sản xuất và tiêu thụ ớt. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng diện tích trồng ớt trung bình mỗi hộ rất thấp, khoảng 0,0825 ha/hộ. Năm 2017 giá bán ớt A riêu từ – đồng/kg, năng suất thu hoạch khoảng kg/ha, vì thế mỗi hộ thu về gần 28,23 triệu đồng. Chi phí đầu vào chủ yếu là hạt giống (khoảng , tương đương 3,6 triệu đồng/ha) và công lao động (làm đất, chăm sóc và thu hoạch). Trong quá trình canh tác, người dân không sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Sau khi thu hoạch thì 77,8% sản lượng bán cho Hợp tác xã Nông lâm nghiệp Mà Cooih, phần còn lại bán cho người thu mua (12,5%) và người bán lẻ (4,3%). Sản xuất ớt A riêu gặp phải các vấn đề khó khăn, như: côn trùng, bệnh hại, sản xuất phân tán, quy mô nhỏ và nguồn cung trên thị trường không ổn định. Vì vậy, cần thiết phải phát triển quy mô sản xuất ớt A riêu hợp lý, xúc tiến thương mại nhiều sản phẩm và phát triển thị trường tiêu thụ ổn định. Từ khóa: A Riêu, Mà Cooih, sản xuất ớt A riêu, tiêu thụ, Thực trạng sản xuất Nhận bài: 18/04/2018 Hoàn thành phản biện: 20/05/2018 Chấp nhận bài: 30/05/2018 1. MỞ ĐẦU Ớt (Capsicum annuum L.) là một trong những loại cây trồng được trồng phổ biến có nguồn gốc nhiệt đới và cận nhiệt đới (Vincent và cs., 1986). Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Nguyệt (2016) đã .