Sử dụng than tràm, than tre, than trấu và than hoạt tính gáo dừa làm giảm tác động của Fenobucarb đến Enzyme Cholinesterase được tách chiết từ cá rô đồng (anabas testudineus)

Bài viết này với mục tiêu thử nghiệm khả năng hấp phụ Fenobucarb của một số loại than thông qua đo ChE ở cá rô đồng (Anabas testudineus) sau khi phơi nhiễm với dung dịch có bổ sung và không bổ sung than ở các liều lượng và thời gian lưu khác nhau. Từ kết quả này sẽ tiến tới nghiên cứu ứng dụng than từ nguồn sinh khối địa phương trong làm giảm ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật nói chung và Fenobucarb nói riêng. | TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP ISSN 2588-1256 Tập 2(2) - 2018 SỬ DỤNG THAN TRÀM, THAN TRE, THAN TRẤU VÀ THAN HOẠT TÍNH GÁO DỪA LÀM GIẢM TÁC ĐỘNG CỦA FENOBUCARB ĐẾN ENZYME CHOLINESTERASE ĐƯỢC TÁCH CHIẾT TỪ CÁ RÔ ĐỒNG (ANABAS TESTUDINEUS) Nguyễn Khoa Nam, Nguyễn Hữu Chiếm, Nguyễn Văn Công Trường Đại học Cần Thơ Liên hệ email: nvcong@ TÓM TẮT Sử dụng than tràm, than tre, than trấu và than hoạt tính gáo dừa làm giảm tác động của thuốc bảo vệ thực vật chứa hoạt chất Fenobucarb đến enzyme cholinesterase (ChE) ở cá Rô đồng (Anabas testudineus) được thực hiện trong điều kiện phòng thí nghiệm. Dung dịch thuốc bảo vệ thực vật chứa Fenobucarb (12mg/L) được chuẩn bị từ Bassa 50 EC (Chứa 50% khối lượng Fenobucarb). Mỗi loại than được bố trí gồm đối chứng (không thuốc), đối chứng có thuốc nhưng không than, và than đã nghiền nhỏ (1 – 2 mm) với các mức 1, 2, 3, 5 và 7 g/L. Sau khi cho than vào thì lắc 100 vòng/phút ở các thời gian lưu 30, 60, 90 và 120 phút. Sau đó cho cá phơi nhiễm trong các dung dịch này trong 3 giờ rồi thu mẫu cá phân tích hoạt tính enzyme ChE trong mô não. Kết quả cho thấy than tre, than tràm, than trấu và than hoạt tính gáo dừa có thể làm giảm ảnh hưởng của Fenobucarb đến ChE ở cá rô đồng. Tỷ lệ làm giảm tăng theo trình tự: than hoạt tính > than trấu > than tràm > than tre. Qua nghiên cứu cho thấy có thể sử dụng than xử lý ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật chứa hoạt chất Fenobucarb. Từ khóa: Anabas testudineus, Cholinesterase, Fenobucarb, than. Nhận bài: 31/12/2017 Hoàn thành phản biện: 14/03/2018 Chấp nhận bài: 29/04/2018 1. MỞ ĐẦU Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là nơi sản xuất lúa gạo lớn nhất Việt Nam (Tổng cục thống kê, 2017). Đi đôi với sản xuất nhiều lúa gạo thì phân bón và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) cũng được sử dụng rất nhiều. Thường chỉ có 50% lượng thuốc BVTV được sử dụng bám trên cây trồng, phần còn lại sẽ đi vào môi trường (Lê Huy Bá và Lâm Minh Triết, 2005), một phần nhỏ thuốc sẽ phát tán vào không khí, còn phần lớn được

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
114    72    2    29-04-2024
110    342    2    29-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.