Bài báo trình bày phương pháp biến đổi Fourier (FFT) để tính hệ số dẫn vĩ mô cho vật liệu hai pha dạng nềncốt liệu trong không gian hai chiều, trong đó pha cốt liệu có hình dạng elliptic. Xác định tính chất dẫn vĩ mô (tính chất dẫn hiệu quả) của vật liệu bằng phương pháp FFT đối với một số mô hình tuần hoàn trong không gian hai chiều, có tỉ lệ thể tích giữa các pha thay đổi và so sánh với các phương pháp xấp xỉ khác. | Hội nghị Cơ học toàn quốc lần thứ X Hà Nội, 8-9/12/2017 Mô phỏng số FFT hệ số dẫn vĩ mô vật liệu hai pha dạng nền-cốt liệu elliptic và các phương pháp xấp xỉ Nguyễn Văn Luật1, Nguyễn Trung Kiên2 Đại học Công nghiệp Hà Nội Đại học Giao thông vận tải Hà Nội 1 2 Email: luatnv1980@ Tóm tắt Bài báo trình bày phương pháp biến đổi Fourier (FFT) để tính hệ số dẫn vĩ mô cho vật liệu hai pha dạng nềncốt liệu trong không gian hai chiều, trong đó pha cốt liệu có hình dạng elliptic. Xác định tính chất dẫn vĩ mô (tính chất dẫn hiệu quả) của vật liệu bằng phương pháp FFT đối với một số mô hình tuần hoàn trong không gian hai chiều, có tỉ lệ thể tích giữa các pha thay đổi và so sánh với các phương pháp xấp xỉ khác. Từ khóa: hệ số dẫn, cốt liệu dạng elliptic, phương pháp biến đổi Fourier 1. Mở đầu Các loại vật liệu tổ hợp ngày nay được áp dụng trong hầu hết các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật và đời sống. Việc nghiên cứu tính chất dẫn vĩ mô hay đồng nhất hóa vật liệu được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu và đã đưa ra nhiều kết quả xấp xỉ cho các mô hình vật liệu khác nhau. Đối với các mô hình vật liệu trong tính toán để cho đơn giản có thể được lý tưởng hóa hình học dưới dạng cốt liệu hình cầu hoặc trong không gian hai chiều là hình tròn. Tuy nhiên trong thực tế cốt liệu có những hình dạng phức tạp hơn nhiều và cần xấp xỉ dưới dạng hình học không tròn mà có dạng như elliptic. Tính chất vĩ mô của vật liệu tổ hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố phức tạp như cấu trúc hình học pha, các tính chất của vật liệu thành phần, tỷ lệ thể tích giữa các pha. Do đó trong các nghiên cứu chủ yếu chỉ tìm được cận trên, dưới và các công thức xấp xỉ áp dụng cho một số mô hình vật liệu. Hướng tiếp cận để tính xấp xỉ cho các mô hình như của (Maxwel,1884), (Winner, 1912), (Voight, 1928), (Reuss, 1929), (Bruggeman, 1935), (Hamilton and crosser, 1962), (Lewis and Nielsen, 1970), (Mori and Tanaka, 1973). Một hướng tiếp cận khác là xây dựng biên trên và biên dưới cho hệ số dẫn vĩ mô như (Hill, .