Bài viết đưa ra những điểm nổi bật của kinh tế, giá cả, tài chính, tiền tệ quốc tế và lấy dẫn chứng về kinh tế của một số nước như: Kinh tế Mỹ, Kinh tế Nhật Bản, Kinh tế Trung Quốc; đồng thời cũng nêu ra được những điểm nổi bật của kinh tế trong nước. Để tìm hiểu sâu hơn về nội dung, mời các bạn cùng xem và tham khảo. | Kinh tế vĩ mô quý I năm 2018: Những điểm nổi bật Những điểm nổi bật của kinh tế, giá cả, tài chính tiền tệ quốc tế - Kinh tế thế giới tiếp tục đón nhận nhiều tín hiệu tốt, tuy nhiên một số khó khăn đã bắt đầu xuất hiện; - Chỉ số giá cả hàng hóa toàn cầu có nhiều biến động, kết thúc quý I đã giảm xấp xỉ 0,5% so với cuối năm ngoái - Thị trường ngoại hối diễn biến sát với dự báo, tiếp tục bị chi phối mạnh bởi các quyết định chính sách của Mỹ và khu vực EU; - Giá vàng đã có quý tăng thấp nhất trong 5 năm gần đây; - Đà tăng trưởng của thị trường chứng khoán toàn cầu đã giảm tốc với nhiều biến động; - Định hướng điều hành CSTT theo hướng thắt chặt rõ rệt hơn tại các nền kinh tế chủ chốt. Những điểm nổi bật của kinh tế trong nước - Tăng trưởng kinh tế đạt mức cao nhất trong vòng 10 năm qua, ghi nhận mức tăng mạnh của nhiều nhóm hàng chủ lực; - Sản xuất công nghiệp khẳng định vai trò trụ cột, tiêu thụ và tồn kho hàng hóa diễn biến thuận lợi; - Tiêu dùng tiếp tục đóng vai trò quan trọng dẫn dắt tăng trưởng về phía cầu; - Vốn FDI thu hút mới và vốn FDI tăng thêm đã sụt giảm trong quý I; - Kim ngạch xuất khẩu tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao qua các tháng, cán cân thương mại đạt xuất siêu 1,3 tỷ USD với đóng góp chủ yếu vốn thuộc về khu vực có vốn đầu tư nước ngoài; - Chỉ số giá tiêu dùng bình quân trong quý I tăng 2,82% so với mức bình quân của cùng kỳ năm ngoái; - Diễn biến lãi suất khá ổn định, lãi suất liên ngân hàng giảm dần qua các tháng; - Tỷ giá đã có những thay đổi so với cùng kỳ năm ngoái, giá vàng trong nước biến động thấp hơn giá vàng thế giới; - TTCK Việt Nam giữ vững đà tăng điểm tích cực. 1 KINH TẾ THẾ GIỚI 1. Kinh tế thế giới Kinh tế thế giới trong quý I tiếp tục đón nhận những tín hiệu tốt. Tuy nhiên, những khó khăn trong lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng đã bắt đầu xuất hiện tại nhiều nền kinh tế chủ chốt, từ đó có thể phần nào làm chậm lại đà tăng trưởng của kinh tế toàn cầu. Bên cạnh đó, những biến động địa chính trị, những tranh chấp thương mại giữa Mỹ và .