Bài viết "Chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế ở một số nước Đông Nam Á sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu: Nguyên nhân và định hướng chủ yếu" đề cập đến những định hướng chủ yếu của công cuộc chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế ở một số nước Đông Nam Á sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008, cùng những nhân tố tác động của khủng hoảng đến trong và ngoài nước. Mời các bạn cùng xem và tìm hiểu. | NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG NAM Á SAU KHỦNG HOẢNG KINH TẾ TOÀN CẦU: NGUYÊN NHÂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHỦ YẾU Lưu Ngọc Trịnh*, Nguyễn Văn Dần**, Lê Đăng Minh*** Bài viết sau đây sẽ đề cập đến những định hướng chủ yếu của công cuộc chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế ở một số nước Đông Nam Á sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008, cùng những nhân tố tác động trong và ngoài nước. ABSTRACT Transformation of the economic development model In some Southeast Asian countries after the global economic crisis: causes and major orientation The following article will address the orientation of the transformation of economic development models in some Southeast Asian countries after the global economic crisis in 2008, and the factors that influence domestic and foreign markets. I. Tại sao các nước Đông Nam Á phải đổi mới mô hình phát triển kinh tế? . Những vấn đề trong nước Khác với các nền kinh tế Đông Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và ở một nghĩa nào đó là Singapore) đã trở thành những nền kinh tế có tổng sản phẩm nội địa theo đầu người thuộc loại đứng đầu thế giới, cộng với trình độ khoa học và công nghệ hiện đại và một năng lực đổi mới và cạnh tranh khó bị tranh chấp và ngày càng lớn mạnh, thì các quốc gia Đông Nam Á (trước hết là ASEAN, như Inđônêxia, Malaysia, Philipines và Thái Lan) cho đến nay vẫn đang phải vật lộn với những khó khăn kinh tế, chính trị và xã hội nan giải, không dễ vượt qua, mà nếu không giải quyết được các vấn đề đó, họ vẫn mãi chỉ là “Tiểu Hổ” hoặc “Rồng Tre” mà không thể lớn nổi thành Hổ, dù là “Hổ Con”, hoặc thành Rồng thực sự. Tại sao lại như vậy? Trước hết, có thể nói, so với các nền kinh tế Đông Á, các nước Đông Nam Á, rõ ràng, được thiên nhiên ưu đãi, vì giàu tài nguyên thiên nhiên và có vị trí địa (kinh tế và chính trị) thuận lợi. Một mặt, những lợi thế đó đã tạo cho họ có được những điều kiện vô cùng thuận lợi để phát triển, nhưng mặt khác chúng cũng gây cho họ tâm lý chủ quan hoặc ỷ lại