Trích đoạn "Luận giải về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam" có kết cấu nội dung gồm hai phần. Phần 1: con đường phát triển của nhân loại nêu ra những giằng co về vai trò của nhà nước trong kinh tế thị trường; khi nhà nước làm thay thị trường; nhà nước phúc lợi ở các nước Bắc Âu; vai trò và bản chất của nhà nước. Phần 2: Bức tranh thế giới ngày nay nhìn nhận về một thế giới đang có sự khác biệt về nền kinh tế giữa các quốc gia. Để tìm hiểu rõ hơn, mời các bạn cùng xem và tham khảo. | LUẬN GIẢI VỀ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM (Trích đoạn) Huỳnh Thế Du* Cambridge, 11-2013 * Tác giả Huỳnh Thế Du là giảng viên tại Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright và hiện đang nghiên cứu sau tiến sỹ về chính sách công và phát triển đô thị tại Đại học Harvard PHẦN I CON ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN CỦA NHÂN LOẠI Nếu tính 35 nước thuộc Tổ chức Phát triển và Hợp tác kinh tế (OECD) và một số nước khác như Singapore chẳng hạn thì hiện nay chưa đến 50 nước được xem là phát triển trong gần 250 quốc gia và nền kinh tế tự chủ trên thế giới. Kinh tế thị trường – nơi công sức và quyền lợi cá nhân được thừa nhận nhằm ươm mầm và nuôi dưỡng sự sáng tạo để tạo ra hầu hết những phát minh hay sản phẩm vĩ đại nhất của nhân loại trong nhiều thế kỷ qua – có thể xem là chìa khóa quan trọng nhất đưa các nước đi đến thịnh vượng. Tuy nhiên, mọi chuyện không đơn giản như vậy. Lòng tham và sự vị kỷ của con người đã đẩy tất cả các nước trên thế giới qua hết cuộc khủng hoảng này đến khủng hoảng khác. Bản chất của con người nói chung là chỉ vì lợi ích cá nhân nên thị trường luôn có những khuyết tật hay thất bại. Do vậy, cần có sự tồn tại của nhà nước. Nhưng thật trớ trêu, nhà nước cũng chỉ là tập thể của những con người vị kỷ nên thất bại thị trường lại chuyển sang thất bại nhà nước (Joseph Stiglitz 2000). Cái vòng luẩn quẩn cứ tiếp diễn và vai trò của nhà nước nên ở mức độ nào luôn là đề tài tranh cãi. Phần này sẽ phân tích sự giằng co về vai trò của nhà nước ở các nước theo kinh tế thị trường; con đường vòng của các nước theo mô hình XHCN thuần túy; mô hình nhà nước phúc lợi; một luận giải gần đây giải thích tại sao có nước thịnh nước suy; và cuối cùng là những phân tích về bản chất, quy mô và vai trò của nhà nước. I. GIẰNG CO VỀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1. Từ Smith đến Đại khủng khoảng và Suy thoái 1929-1933 Kinh tế học hiện đại được đánh dấu bằng tác phẩm “Sự giàu có của Các quốc gia” của Adam Smith (1776). Bàn tay vô hình với lập luận con .