Chính sách thủy lợi phí ở Việt Nam - Bàn luận và phân tích dưới góc độ kinh tế học

Trong bài viết này, tác giả muốn bàn luận và phân tích một cách có hệ thống chính sách TLP ở việt nam dưới góc độ của kinh tế học, nghĩa là tập trung vào phân tích hành vi của người nông dân và IMC trong bối cảnh về chính sách thu, miễn giảm và cấp bù TLP. Phương pháp nghiên cứu ở đây gồm: nghiên cứu các tài liệu trong và ngoài nước, những văn bản pháp lý, chủ trương và chính sách liên quan với thủy lợi phí, nghiên cứu ở bảy tỉnh thuộc dự án cải thiện nông nghiệp có tưới WB7 (vốn của ngân hàng thế giới) bằng nhiều phương pháp khảo sát thực địa. | BÀI BÁO KHOA HỌC CHÍNH SÁCH THỦY LỢI PHÍ Ở VIỆT NAM BÀN LUẬN VÀ PHÂN TÍCH DƯỚI GÓC ĐỘ KINH TẾ HỌC Nguyễn Trung Dũng1 Tóm tắt: Thủy lợi phí (TLP) là một đề tài có tính thời sự cao, đặc biệt sau bảy năm áp dụng chính sách cấp bù TLP theo NĐ 115/2008/NĐ-CP thì nảy sinh nhiều vấn đề bất cập như một số nghiên cứu đã nêu. Trong bài báo này, tác giả dựa vào nguồn tài liệu thu thập phong phú, tiến hành phỏng vấn chuyên gia về TLP và khảo sát thực tế ở nhiều tỉnh, trên cơ sở đó đã hệ thống hóa các chính sách TLP ở Việt Nam trong 70 năm qua cũng như phân tích ba chính sách tiêu biểu đại diện cho các giai đoạn dưới góc độ của kinh tế học, nghĩa là phân tích hành vi của các tác nhân trực tiếp chịu ảnh hưởng bởi chính sách là người nông dân và công ty thủy nông/lợi. Từ khóa: Thủy lợi phí, chính sách, chi phí quản lý vận hành. 1. GIỚI THIỆU Ở trên thế giới, nhiều công trình thủy lợi được xây dựng bằng vốn ngân sách quốc gia. Sau khi xây dựng hoàn thành, chúng được bàn giao cho một đối tượng quản lý vận hành – có thể là công ty/doanh nghiệp công ích, bán công ích hay tư nhân hoạt động trong lĩnh vực thủy lợi/nông, tổ chức dùng nước (WUO), chính quyền địa phương hay nhóm người hưởng lợi. Để có thể tự trang trải chi phí quản lý vận hành (O&M) và tự quyết về tài chính thì việc thu phí nước hay thủy lợi phí (TLP)2 là cần thiết. Vậy mức phí nào là thích hợp? Theo Fontenelle & Molle (2002), thông thường đối với tưới trong nông nghiệp thì chỉ thu một phần chi phí O&M, đó là một tỷ lệ phần trăm nhỏ so với tổng sản phẩm nông nghiệp mang lại (nhỏ hơn 10%). Còn Nguyễn Xuân Tiệp (2006) đã đưa ra năm lý do3 để từ đó nêu quan điểm: Chính phủ nên hỗ 1 Khoa Kinh tế và quản lý, Trường Đại học Thủy Lợi. Khái niệm: phí nước (water fee/charge) đối với cấp nước sinh hoạt, nước công nghiệp, và thủy lợi phí (irrigation fee) đối với cấp

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
9    295    1    29-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.