Mục đích của việc nghiên cứu vấn đề này là góp phần tìm hiểu thêm về tục kết chạ cũng như nghi lễ độc đáo này, đem lại cái nhìn sâu hơn về tục lệ cổ này. Từ đó có thể đề xuất những quan điểm, giải pháp góp phần vào việc giữ gìn, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của làng quê Việt Nam. | 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA HỌC *****&**** NGUYỄN THỊ HUYỀN ĐỀ TÀI: NGHI LỄ ĐÓN “DÂN ANH, DÂN EM” CỦA HAI LÀNG ĐÔNG LÂM VÀ NGA TRẠI, THUỘC XÃ HƯƠNG LÂM, HUYỆN HIỆP HÒA, TỈNH BẮC GIANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC HOÀI THU HÀ NỘI - 2013 2 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bài nghiên cứu này, bên cạnh những nỗ lực và cố gắng của bản thân, em đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình của các thầy cô giáo trong khoa Văn hóa học. Trước tiên cho em gửi lời cảm ơn tới khoa Văn hóa học đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho em thực hiện đề tài nghiên cứu này. Đặc biệt em xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới Tiến sĩ Đặng Hoài Thu Trưởng khoa Văn hóa học đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn em trong suốt quá trình em thực hiện đề tài. Đồng thời em cũng xin gửi lời cảm ơn tới ông Đồng Viết Đệ - một nhà giáo về hưu ở làng Đông Lâm, xã Hương Lâm, huyện Hiệp Hòa; cùng cán bộ của ủy ban nhân dân xã Hương Lâm, huyện Hiệp Hòa đã nhiệt tình cung cấp những thông tin và tài liệu quý báu cho bài nghiên cứu của em. Do chưa có nhiều thời gian và điều kiện để tìm hiểu thực tế, cũng như vốn kiến thức của em còn hạn chế nên bài khóa luận này còn nhiều thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành từ thầy cô và các bạn để bài khóa luận của em hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 05 năm 2013 Sinh viên NGUYỄN THỊ HUYỀN 3 MỤC LỤC MỞ ĐẦU . 1 Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỤC KẾT CHẠ VÀ KHÁI QUÁT VỀ HAI LÀNG ĐÔNG LÂM VÀ NGA TRẠI . 12 . Lý luận chung về tục kết chạ . 12 . Một số khái niệm 12 . Lịch sử và nguyên nhân hình thành tục kết chạ .