Redd ++ và người dân tộc - Hướng dẫn cho những nhà hoạch định chính sách

Bài viết cung cấp kiến thức cơ bản về Redd+ và người dân tộc cho các nhà hoạch định chính sách ở cấp quốc gia, nhằm giúp họ có hiểu biết tốt hơn về vai trò quan trọng của người dân tộc và sự cần thiết có sự tham gia đầy đủ và hiệu quả của họ trong các quá trình REDD+ ở cấp quốc gia cũng như toàn cầu. | REDD+ VÀ NGƯỜI DÂN TỘC – HƯỚNG DẪN CHO NHỮNG NHÀ HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH Mục tiêu: Cung cấp kiến thức cơ bản về REDD+ và người dân tộc cho các nhà hoạch định chính sách ở cấp quốc gia, nhằm giúp họ có hiểu biết tốt hơn về vai trò quan trọng của người dân tộc và sự cần thiết có sự tham gia đầy đủ và hiệu quả của họ trong các quá trình REDD+ ở cấp quốc gia cũng như toàn cầu. Giảm nhẹ Biến đổi khí hậu – Đề xuất REDD+ Vai trò của Rừng đối với Biến đổi khí hậu Báo cáo năm 2007 của Ban Hội thẩm liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) đã xác nhận rằng phá rừng gây ra 18-20% lượng khí thải nhà kính trên toàn thế giới. Con số này lớn hơn tổng số cácbon thải ra từ giao thông toàn cầu - hoạt động phụ thuộc mạnh vào nhiên liệu hóa thạch. Do đó, phá rừng là nguồn gốc chủ yếu của biến đổi khí hậu. Ngoài ra, rừng được xem như các “đầm”. Chúng có khả năng hấp thụ cácbon trong khí quyển. Ước tính rằng rừng có khả năng hấp thụ 5 tỉ tấn cácbon hoặc khoảng 20% tổng lượng thải cácbon hàng năm từ hoạt động của con người. Rừng cũng là nguồn chứa cácbon to lớn. Chúng tích trữ ước tính Giga tấn cacbon (GtC), nhiều hơn lượng cácbon trong khí quyển1. Do đó, rừng được xác định là nhân tố quyết định trong việc giảm nhẹ biến đổi khí hậu. Nếu như chúng ta đạt được mục tiêu toàn cầu là giới hạn mức tăng nhiệt độ từ 1,5 đến 2 độ C , thì phá rừng và suy thoái rừng chắc chắn là hệ số trong phương trình đó. Các thông tin liên quan về Rừng Độ bao phủ rừng Tổng diện tích rừng của thế giới khoảng 4 triệu hecta, chiếm gần 30% diện tích đất của Trái đất. Xấp xỉ 56% trong diện tích rừng này là ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. · Độ bao phủ rừng được phân bố không đều. Chỉ có 7 nước mà sở hữu khoảng 60% tổng diện tích rừng, 25 quốc gia sở hữu tổng số 28%, và 170 quốc gia khác sở hữu 18% còn lại. · Các khu rừng trồng chiếm xấp xỉ tổng diện tích rừng, tương đương 140 triệu hecta. Mất rừng · Diện tích thực của rừng bị mất ước tính là 7,3 triệu hecta mỗi năm trong giai đoạn 20002005. · Con số

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
7    344    1    29-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.