Văn học trung đại có thi pháp của nó. Thi pháp học truyền thống một phần là lý luận văn học của nền văn học ấy. Để hiểu văn học trung đại, chỉ riêng việc nghiên cứu thi pháp học lý thuyết truyền thống, trình bày các phạm trù, khái niệm, phương pháp của nó cũng đã là một việc rất cần thiết và chẳng dễ dàng chút nào. Thi pháp văn học trung đại là một lĩnh vực hết sức khó khăn. Khó khăn về lý thuyết, về tư liệu, về sự thâm nhập, phân tích. Để hiểu rõ hơn về nội dung, mời các bạn cùng xem và tham khảo. | Văn học Việt Nam trung đại hình thành đáp ứng yêu cầu xây dựng đất nước Việt Nam, biểu đạt tư tưởng tình cảm người Việt Nam phát triển văn hoá Việt Nam. Trong bối cảnh lịch sử cụ thể của mình khi chưa tiếp xúc với văn hoá phương Tây và chưa có tinh thần khoa học, văn học Việt Nam phát triển theo những nguyên tắc đặc thù của nó. Về nội dung hiển nhiên tinh thần yêu nước, ý thức cộng đồng, lòng nhân ái là yếu tố nền tảng, nhưng về hình thức thì văn học hình thành và phát triển theo tinh thần thực lục, hứng thú truyền kỳ và nhu cầu tỏ lòng, tỏ chí. Tinh thần thực lục của sử học sẽ tạo thành khuynh hướng hiện thực, hứng thú truyền kỳ biểu hiện thành các hình ảnh lãng mạn, nhu cầu tỏ chí biểu hiện thành chủ nghĩa lý tưởng và chủ nghĩa cảm thương. Các nguyên tắc ấy đến lượt mình sẽ quy định các biện pháp, phương tiện nghệ thuật cụ thể hơn. Sự kết hợp giữa thời gian vũ trụ, vĩnh hằng với thời gian lịch sử cũng như sự kết hợp không gian vũ trụ, thiên nhiên với không gian biểu trưng lý tưởng, xã hội đã tạo nên không gian, thời gian đặc thù trong nền văn học này.