Thực trạng dạy - học môn Giáo dục học trong nhà trường sư phạm hiện nay nói chung còn nhiều yếu kém về tất cả các mặt từ nội dung, đến phương pháp cũng như hình thức tổ chức. Dạy - học Giáo dục học chủ yếu vẫn được diễn ra theo lối truyền thống, truyền thụ thụ động, một chiều, thầy giảng/đọc, trò ghi chép. Để biết rõ hơn về nội dung, mời các bạn cùng xem và tham khảo. | VỀ MỘT CÁCH DẠY - HỌC GIÁO DỤC HỌC CÓ HIỆU QUẢ Nguyễn Thị Phương Hoa Trường Đại học Ngoại ngữ- ĐHQG Hà Nội 1. Đặt vấn đề “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào trong quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện và định hướng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, nhất là sinh viên đại học” là yêu cầu cấp thiết của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước (Nghị quyết TƯ II, khóa 8). Các bộ môn thuộc Khoa học giáo dục nói chung, Giáo dục học (GDH) nói riêng, giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành nền tảng văn hóa sư phạm (SP) cho sinh viên (SV) SP. Để đạt được một trình độ văn hóa SP cần thiết, trên cơ sở tinh thông kiến thức chuyên ngành, người SV SP phải có những kiến thức cơ bản về nghề sư phạm, rèn luyện những kĩ năng, kĩ xảo của nghề SP. Thực trạng dạy-học môn GDH trong nhà trường SP hiện nay nói chung còn nhiều yếu kém về tất cả các mặt từ nội dung, đến phương pháp cũng như hình thức tổ chức. Dạy-học GDH chủ yếu vẫn được diễn ra theo lối truyền thống, truyền thụ thụ động, một chiều, thầy giảng/đọc, trò ghi chép. 2. Những cơ sở định hướng cho việc cải tiến cách dạy-học nói chung, dạy học môn GDH nói riêng Quá trình dạy học ở đại học, về bản chất, là quá trình nhận thức có tính chất nghiên cứu của sinh viên (SV), được thực hiện dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của giáo viên (GV). Bởi thế, phương pháp dạy-học ở đại học phải xích gần với phương pháp nghiên cứu khoa học. Ở các nước có nền giáo dục đại học tiên tiến, thông thường, tỉ lệ thời gian giảng dạy trên lớp của GV và tự làm việc/tự nghiên cứu của SV là 1:3. Kết quả nghiên cứu của các nhà Tâm lí học (Paulik 1988) cho thấy: chúng ta lưu giữ được trong trí nhớ 10% những gì thu được qua kênh Nghe, 20% qua kênh Nhìn, 30% qua kênh Nghe kết hợp với kênh Nhìn, 70% qua Tự trình bày và 90% qua Tự hoạt động. Do đó, trong quá trình dạy- học việc để cho SV tự