Tài liệu có kết cấu nội dung gồm các chương: Chương 1 khái quát về cảm thụ văn học và việc bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh tiêu học; Chương 2 đưa ra các phương pháp, biện pháp bồi dưỡng năng lữ cảm thụ văn học cho học sinh tiểu học; Chương 3 thực hành bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học qua một số phần môn tiếng Việt ở tiểu học. Để tìm hiểu rõ hơn, mời các bạn cùng xem và tham khảo. | CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ CẢM THỤ VĂN HỌC VÀ VIỆC BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CẢM THỤ VĂN HỌC CHO HSTH . Khái quát về cảm thụ văn học . Khái niệm cảm thụ văn học . Cảm thụ văn học là gì? “Cảm thụ văn học là một quá trình tiếp nhận, hiểu, cảm được văn chương, tính hình tượng của văn chương, đặc trưng ngôn ngữ nghệ thuật, đặc trưng phản ánh nghệ thuật của văn chương” (Phương pháp dạy học tiếng Việt ở Tiểu học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, 1999). “Cảm thụ văn học là sự cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của văn học thể hiện trong tác phẩm (cuốn truyện, bài văn, bài thơ ) hay một bộ phận của tác phẩm (đoạn văn, đoạn thơ thậm chí một từ ngữ có giá trị trong câu văn, câu thơ)” (Luyện tập về cảm thụ văn học, Nxb Giáo dục, 2003). Cảm thụ văn học (CTVH) là hoạt động thâm nhập vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm văn học bằng nhiều năng lực tinh thần: tri giác, xúc cảm, liên tưởng, tưởng tượng. nhằm phát hiện, khám phá, chiếm lĩnh bản chất thẩm mĩ của văn chương, tạo được mối giao cảm đặc biệt giữa tác giả và bạn đọc. - Cấu trúc của CTVH: Là sự đan xen phức tạp các yếu tố: tri giác, lí giải, xúc cảm, liên tưởng, tưởng tượng. - Mục đích của CTVH: Cảm nhận, phát hiện, khám phá và chiếm lĩnh bản chất thẩm mĩ của văn chương, nhằm bồi dưỡng mĩ cảm phong phú, tinh tế cho độc giả. - Yêu cầu của CTVH: + Phải có xúc cảm, suy ngẫm, tưởng tượng, thực sự gần gũi, "nhập thân" vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm văn học + Cảm nhận được những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ nhất của văn học thể hiện trong tác phẩm hay một bộ phận của tác phẩm. + Phương thức chiếm lĩnh đối tượng chủ yếu là bằng tình cảm, những xúc động mang tính trực quan, trực cảm, những liên tưởng, suy luận. + Cảm thụ đặc biệt cần đến sự tinh tế, nhạy cảm, sâu sắc của tâm hồn, cần đến vốn sống, vốn văn hoá, sự trải nghiệm của con người. . Cảm thụ văn học và tiếp nhận văn học 1 - Tiếp nhận văn học là hoạt động “tiêu dùng”, “thưởng thức”, “phê bình”