Đề cương ôn tập HK 1 môn Địa lí lớp 7 năm 2017-2018 - THCS Kim Sơn tư liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập lại kiến thức đã học, có cơ hội đánh giá lại năng lực của mình trước kỳ thi sắp tới. | PHÒNG GD & ĐT ĐÔNG TRIỀU TRƯỜNG THCS KIM SƠN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2017-2018 MÔN: ĐỊA LÍ 7 Ngày kiểm tra: 12/12/2017 (Thời gian làm bài: 45 phút) Câu 1: (2,0 điểm) Trình bày các ngành công nghiệp chủ yếu ở đới ôn hoà? Câu 2: (3,0 điểm) Nguyên nhân và hậu quả ô nhiễm môi trường không khí ở môi trường đới ôn hòa? Câu 3: (3,0 điểm) Nêu đặc điểm tự nhiên của môi trường vùng núi? Câu 4: (2,0 điểm) Nguyên nhân hoang mạc ngày càng mở rộng ? Một số biện pháp đang được sử dụng để khai thác, hạn chế quá trình hoang mạc mở rộng? Hết . PHÒNG GD & ĐT ĐÔNG TRIỀU TRƯỜNG THCS KIM SƠN ĐÁP ÁN-BIỂU ĐIỂM CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2017 – 2018 MÔN: ĐỊA LÝ 7 Câu Nội dung - Công nghiệp chế biến là thế mạnh và rất đa dạng, từ các ngành truyền thống đến ngành công nghệ cao. Câu 1 ( 2,0 điểm) - Sản xuất CN cung cấp ¾ tổng sản phẩm CN toàn thế giới, các CN hàng đầu như: Hoa Kì, Nhật, Đức, Nga, Anh, Pháp, Canada. - Nguyên nhân: + Do khói bụi từ các nhà máy và phương tiện giao thông thải vào không khí. + Do bất cẩn khi sử dụng năng lượng nguyên tử. +Các hoạt động tự nhiên: bão cát, lốc bụi, núi lửa, cháy rừng và Câu 2 quá trình phân huỷ xác động thực vật ( 3,0 điểm) - Hậu quả: + Tạo nên những trận mưa axit gây ảnh hưởng sản xuất nông, lâm nghiệp và môi trường sống. + Làm tăng hiệu ứng nhà kính, Trái Đất nóng dần lên, khí hậu toàn cầu biến đổi gây nguy hiểm cho sức khoẻ con người. + Thủng tầng ozôn ảnh hưởng đến sức khỏe con người. - Vùng núi khí hậu thay đổi theo độ cao. - Thực vật cũng thay đổi theo độ cao, sự phân tầng thực vật theo Câu 3 ( 3,0 điểm) độ cao giống như vùng vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ cao. - Hướng và độ dốc của sườn núi ảnh hưởng sâu sắc tới môi trường sườn núi. - Nguyên nhân : Cát lấn,biến đổi khí hậu toàn cầu, do con người. Câu 4 - Biện pháp: Cải tạo hoang mạc thành đất trồng với quy mô lớn. ( 2,0 Khai thác nước ngầm theo hướng cổ truyền,trồng rừng ngan điểm) chặn hoang mạc mở .