Đề cương ôn tập HK 2 môn GDCD lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Hoàng Hoa Thám tổng hợp kiến thức môn học, nắm vững các phần bài học trọng tâm giúp ôn tập nhanh và dễ dàng hơn. ! | TRƯỜNG THPT HOÀNG HOA THÁM TỔ GIÁO DỤC CÔNG DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HKII MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10 – NĂM HỌC 2017 - 2018 I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT - Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản đã học trong học kỳ II - Khắc sâu những kiến thức cơ bản ở từng bài học cho học sinh - Giới hạn một số nội dung ôn tập. - Giáo dục cho học sinh ý thức học tập, chuẩn bị ôn tập tốt, để kiểm tra học kỳ I đạt kết quả cao. II. NỘI DUNG ÔN TẬP - Giới hạn nội dung kiểm tra học kì II từ bài 11 đến hết phần 1 bài 14. - Hình thức kiểm tra: Trắc nghiệm ( 24 câu – 8,0 điểm) + Tự luận ( 2 điểm). - Nội dung kiểm tra phần trắc nghiệm: Giới hạn từ bài 11 đến hết phần 1 bài 14 - Nội dung kiểm tra phần tự luận: Bài 14. Công dân với sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc - Học sinh cần nắm vững kiến thức phần 1 bài 14, vận dụng kiến thức đã học để liên hệ lấy ví dụ thực tế. II. HỆ THỐNG KIẾN THỨC TỪ BÀI 11 ĐẾN BÀI 14 BÀI 11: MỘT SỐ PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA ĐẠO ĐỨC HỌC 1. Nghĩa vụ - Nghĩa vụ là trách nhiệm của cá nhân đối với yêu cầu, lợi ích chung của cộng đồng, xã hội. 2. Lương tâm. - Lương tâm là năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức bản thân trong mối quan hệ người khác và xã hội. - Hai trạng thái của lương tâm: + Trạng thái thanh thản lương tâm khi thực hiện những hành vi phù hợp với các quy tắc, chuẩn mực đạo đức xã hội, cá nhân cảm thấy hài lòng, thỏa mãn với chính mình. + Trạng thái cắn rứt lương tâm khi cá nhân có hành vi sai lầm, vi phạm các chuẩn mực đạo đức , cảm thấy ăn năn, hối hận. trang 1 Dù tồn tại trạng thái nào củng có ý nghĩa tích cực đối cá nhân. + Khi cá nhân làm điều ác nhưng lại không biết ăn năn, hối hận hay xấu hổ, không cắn rứt lương tâm thì bị coi kẻ vô lương tâm. 3. Nhân phẩm - Nhân phẩm là toàn bộ phẩm chất mà mỗi con người có được. - Người có nhân phẩm được xã hội đánh giá cao và được kính trọng. - Người thiếu nhân phẩm sẽ bị xã hội đánh giá thấp, bị coi thường và khinh rẻ. - Người có nhân phẩm là .