Bài báo này phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa các tài liệu nghiên cứu lí thuyết và thực trạng về hứng thú ở phương Tây, đồng thời chỉ ra các điểm nổi bật nhất của hứng thú từ các hướng tiếp cận nghiên cứu trên; từ đó, đưa ra khuyến nghị nhằm mục đích hỗ trợ các nghiên cứu về hứng thú, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục. | TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION TẠP CHÍ KHOA HỌC JOURNAL OF SCIENCE KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN SOCIAL SCIENCES AND HUMANITIES ISSN: 1859-3100 Tập 14, Số 11 (2017): 173-185 Vol. 14, No. 11 (2017): 173-185 Email: tapchikhoahoc@; Website: MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VỀ HỨNG THÚ CỦA CÁC NHÀ TÂM LÍ HỌC PHƯƠNG TÂY Nguyễn Đức Nhân* Trường Cao đẳng Bách Việt TP Hồ Chí Minh Ngày nhận bài: 12-7-2016; ngày nhận bài sửa: 18-7-2017; ngày duyệt đăng: 30-11-2017 TÓM TẮT Bài báo này phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa các tài liệu nghiên cứu lí thuyết và thực trạng về hứng thú ở phương Tây, đồng thời chỉ ra các điểm nổi bật nhất của hứng thú từ các hướng tiếp cận nghiên cứu trên; từ đó, đưa ra khuyến nghị nhằm mục đích hỗ trợ các nghiên cứu về hứng thú, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục. Từ khóa: hứng thú, đo lường hứng thú, hứng thú và học tập. ABSTRACT Some views on interest from Western psychologists This article analyses, synthesizes and systemizes Western literature, both theoretical and practical, of interest, as well as points out the most outstanding features of interest from the above research approaches; in light of which, some recommendations are proposed to facilitate studies of interest, especially in the field of education. Keywords: interest, measurement of interest, interest and learning. 1. Đặt vấn đề Giống như các hiện tượng tâm lí khác, hứng thú có một lịch sử nghiên cứu tương đối dài. Johann Friedrich Herbart (1776-1841) được xem là người đầu tiên phát triển lí thuyết đại cương về giáo dục trong đó ông nhận thấy hứng thú đóng vai trò trung tâm. Ông cũng nhấn mạnh rằng hứng thú không chỉ được xem như một động lực trong học tập mà còn là một mục tiêu quan trọng hoặc kết quả của giáo dục (Krapp & Prenzel, 2011). Cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX, hứng thú đã được quan tâm nghiên cứu bởi những cái tên điển hình ở phương Tây như Baldwin, Dewey, James, Piaget, và Thorndike. Tuy nhiên, .