Bài viết mô tả cách thức hình thành cổng thông tin bản đồ ngôn ngữ dân tộc học tại tỉnh Trà Vinh nhằm góp phần duy trì và bảo tồn ngôn ngữ dân tộc, nâng cao tính phù hợp của các dự án kế hoạch hóa ngôn ngữ. | TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION TẠP CHÍ KHOA HỌC JOURNAL OF SCIENCE KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN SOCIAL SCIENCES AND HUMANITIES ISSN: 1859-3100 Tập 14, Số 11 (2017): 116-129 Vol. 14, No. 11 (2017): 116-129 Email: tapchikhoahoc@; Website: NGHIÊN CỨU CẢNH HUỐNG NGÔN NGỮ DÂN TỘC QUA VIỆC XÂY DỰNG BẢN ĐỒ NGÔN NGỮ (TRƯỜNG HỢP TỈNH TRÀ VINH) Nguyễn Thị Huệ* Khoa Ngôn ngữ - Văn hóa - Nghệ thuật Khmer Nam Bộ, Trường Đại học Trà Vinh Ngày nhận bài: 12-9-2017; ngày nhận bài sửa: 06-11-2017; ngày duyệt đăng: 30-11-2017 TÓM TẮT Nhận diện bối cảnh ngôn ngữ tại một địa phương đòi hỏi một công cụ quan sát trực quan, dễ tiếp cận và luôn được cập nhật. Khai thác các kĩ thuật và công nghệ hiện có, bài viết mô tả cách thức hình thành cổng thông tin bản đồ ngôn ngữ dân tộc học tại tỉnh Trà Vinh nhằm góp phần duy trì và bảo tồn ngôn ngữ dân tộc, nâng cao tính phù hợp của các dự án kế hoạch hóa ngôn ngữ. Từ khóa: bối cảnh ngôn ngữ, bản đồ ngôn ngữ, bảo tồn ngôn ngữ dân tộc. ABSTRACT Studying the vicissitudes of ethnographic languages via language mapping (the case of Tra Vinh province) Identifying a local language context requires an intuitive, accessible, and constantly updated observation tool. Exploiting techniques and technology available, the article describes the formation of the portal of ethnographic language map in Tra Vinh province in order to contribute to the maintenance and preservation of languages, enahcning the appropriateness of language planning projects. Keywords: language context, language mapping, minority language preservation. 1. Đối tượng xây dựng bản đồ ngôn ngữ Trà Vinh là tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, có 65 km bờ biển, diện tích tự nhiên 2341 km2, trong đó đất sản xuất nông nghiệp chiếm 81,8%. Dân số chung là người, trong đó dân tộc Kinh người, chiếm tỉ lệ 67,56%; dân tộc Khmer người, chiếm tỉ lệ .