Trong việc tiếp nhận tiếng Việt như một ngoại ngữ, đại từ là một hệ thống khó nắm bắt đối với người nước ngoài, đặc biệt là các đại từ có khả năng sử dụng đa dạng như thế/ vậy. Bài viết phân tích thế/ vậy dưới góc độ thực hành tiếng, nghĩa là trình bày các biểu hiện hình thức của nó để từ đó rút ra những nhận xét có tính nguyên tắc trong việc dạy tiếng. Mời các bạn cùng xem và tham khảo. | “THẾ”/ “VẬY” DƯỚI GÓC ĐỘ THỰC HÀNH TIẾNG1 _ Lê Thị Minh Hằng Trong việc tiếp nhận tiếng Việt như một ngoại ngữ, đại từ là một hệ thống khó nắm bắt đối với người nước ngoài, đặc biệt là các đại từ có khả năng sử dụng đa dạng như thế/ vậy. Trong bài viết này chúng tôi sẽ phân tích thế/ vậy dưới góc độ thực hành tiếng, nghĩa là trình bày các biểu hiện hình thức của nó để từ đó rút ra những nhận xét có tính nguyên tắc trong việc dạy tiếng. Chúng tôi tiếp cận thế/ vậy ở hai biểu hiện: thế/ vậy dùng trong liên kết câu (hồi chỉ cái đã đề cập trước đó trong văn bản) và thế/ vậy dùng trong liên kết tình huống (chỉ cái đã biết trong tình huống thực tế chứ không có mặt trong văn bản). 1. Thế/ Vậy trong liên kết câu Trong một văn bản hoàn chỉnh, các câu liên kết với nhau bằng các phương tiện liên kết. Các phương tiện liên kết này, tuỳ vào chức năng, được các nhà ngữ học phân chia thành nhóm hồi chỉ, nhóm khứ chỉ và nhóm liên từ cấp câu [1,191]. Thế/ vậy là hai đại từ thuộc nhóm hồi chỉ, thường được sử dụng để thay cho một thành phần câu, một câu, thậm chí thay cho cả đoạn văn trước đó. Hồi chỉ (anaphora) là chỉ những gì đã được phát ngôn ở lượt lời (của một trong hai bên giao tiếp) hoặc những gì đã được thể hiện ở văn cảnh đi trước. Trong tiếng Việt, từ ngữ hồi chỉ phần lớn do các yếu tố chỉ xuất (demonstrative) đảm nhiệm, bao gồm đại từ và tính từ.(1) Về hình thức, trong khi đa số đại từ khác chỉ có thể thay thế cho một danh từ/ ngữ để hồi chỉ chẳng hạn một nhân/ vật (nó, hắn, y), một vị trí/ không gian (đấy, đó), thì thế/ vậy có khả năng thay thế rộng nhất, và phạm vi hồi chỉ của nó cũng rất đặc thù. . Thế/ Vậy thay cho phần thuyết Trước hết chúng ta hãy xét trường hợp hồi chỉ “điển hình” nhất của thế/ vậy, trong đó thế/ vậy thay thế cho một ngữ đoạn đóng vai trò thuyết của câu. Ví dụ: (1) A: – Tôi rất thích ngắm cảnh mặt trời lặn. B: – Tôi cũng thế/ vậy. (= Tôi cũng “rất thích ngắm cảnh mặt trời lặn”) (2) A: – .