Câu điều kiện tiếng Việt từ trước đến nay vẫn chưa được giới nghiên cứu ngôn ngữ học quan tâm đúng mức và hầu như chưa có một công trình nghiên cứu chuyên biệt về câu điều kiện tiếng Việt nào được công bố. Vì thế, việc phân loại câu điều kiện cũng không được chú trọng. Bài viết này, dựa vào tiêu chí mối quan hệ nhân quả giữa hai mệnh đề tính hiện thực – không hiện thực của các sự việc trong phát ngôn để đưa ra một đề nghị phân loại chi tiết hơn cho loại câu điều kiện tiếng Việt. Mời các bạn cùng xem và tham khảo. | MỘT ĐỀ NGHỊ PHÂN LOẠI CÂU ĐIỀU KIỆN TIẾNG VIỆT1 _Lê Thị Minh Hằng Câu điều kiện tiếng Việt từ trước đến nay vẫn chưa được giới nghiên cứu ngôn ngữ học quan tâm đúng mức và hầu như chưa có một công trình nghiên cứu chuyên biệt về câu điều kiện tiếng Việt nào được công bố. Chính vì lẽ đó, việc phân loại câu điều kiện cũng không được chú trọng: nó chỉ được đề cập, một cách thi thoảng, trong các sách ngữ pháp nhân khi nói đến câu điều kiện, với tư cách là một tiểu loại của câu ghép chính phụ. Tác giả các sách ngữ pháp này thường không chú tâm vào việc phân loại câu điều kiện mà chỉ đặt tên các tiểu loại điều kiện khác nhau căn cứ vào sự khác biệt một cách hết sức sơ lược về ý nghĩa giữa chúng. Bài viết này, dựa vào tiêu chí mối quan hệ nhân quả giữa hai mệnh đề và tính hiện thực – không hiện thực của các sự việc trong phát ngôn để đưa ra một đề nghị phân loại chi tiết hơn cho loại câu điều kiện tiếng Việt. Ngoài ra tần số xuất hiện của sự việc được nói đến trong câu cũng là một tiêu chí mà chúng tôi chú ý đến. Ba tiêu chí mà chúng tôi dùng để phân loại nói trên có được từ sự tiếp thu có chọn lọc thành quả nghiên cứu câu điều kiện của những tác giả đi trước, đặc biệt là tiêu chí trong hệ thống phân loại của hai nhà ngôn ngữ học Maeda (1991) và Sakahara (1985) khi các tác giả này tiến hành phân loại câu điều kiện tiếng Nhật. 1. CÁCH PHÂN LOẠI CÂU ĐIỀU KIỆN CỦA CÁC NHÀ NGỮ PHÁP TIẾNG VIỆT TỪ TRƯỚC ĐẾN NAY: . Hoàng Tuệ (1962) Hoàng Tuệ chia câu điều kiện làm hai loại: điều kiện và giả thuyết. Loại: Thí dụ: Điều kiện (1) Nếu chiều nay trời mát ba sẽ dẫn con đi chơi. (2) Nếu như anh cố gắng thì sự giúp đỡ của tập thể mới có tác dụng tốt. Giả thuyết (3) Nếu không thì sự giúp đỡ nào cũng không đem lại kết quả gì cả. Trong quyển “Giáo trình về Việt ngữ”, Hoàng Tuệ chỉ đưa ra những ví dụ như đã dẫn ở trên mà không đưa ra tiêu chuẩn phân loại thế nào là điều kiện và thế nào là giả thuyết. Thí dụ (1) (2) (3)