Bài viết phân tích đặc điểm của mô hình nhà nước phúc lợi kiểu Đông Á, những khác biệt của mô hình nhà nước phúc lợi kiểu Đông Á so với các mô hình nhà nước phúc lợi ở châu Âu bằng những minh chứng từ quá trình phát triển hệ thống phúc lợi xã hội của Hàn Quốc giai đoạn 1960-1990. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 30, Số 4 (2014) 29-37 Mô hình nhà nước phúc lợi kiểu Đông Á và những gợi ý cho Việt Nam Phạm Thị Hồng Điệp* ác Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 31 tháng 10 năm 2014 Chỉnh sửa ngày 17 tháng 12 năm 2014; chấp nhận đăng ngày 25 tháng 12 năm 2014 Tóm tắt: Trong khoa học kinh tế chính trị, nhà nước phúc lợi là một chủ đề được quan tâm nghiên cứu ở các khía cạnh khác nhau. Xét về phương diện lý thuyết, theo cách phân loại của EspingAndersen, có ba mô hình nhà nước phúc lợi điển hình. Tuy nhiên, các mô hình này không hoàn toàn phù hợp với thực tế tại các nước Đông Á. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những điểm đặc thù và đề nghị xếp Đông Á vào một mô hình thứ tư. Vậy nhà nước phúc lợi kiểu Đông Á có đặc điểm gì? Có thể lý giải như thế nào về những khác biệt của mô hình nhà nước phúc lợi kiểu Đông Á so với các khu vực khác? Bằng những minh chứng từ quá trình phát triển hệ thống phúc lợi xã hội của Hàn Quốc giai đoạn 1960-1990, nghiên cứu này góp phần trả lời các câu hỏi nêu trên, đồng thời rút ra một vài gợi ý cho quá trình xây dựng chính sách xã hội ở Việt Nam từ mô hình nhà nước phúc lợi kiểu Đông Á. Từ khóa: Đông Á, hệ thống phúc lợi xã hội, mô hình nhà nước phúc lợi, nhà nước phúc lợi. 1. Đặt vấn đề * Lý thuyết về nhà nước phúc lợi đã ghi nhận nhiều cách phân loại mô hình nhà nước phúc lợi khác nhau. Việc phân loại các mô hình nhà nước phúc lợi thường được các nhà nghiên cứu tiến hành bằng cách xem xét những kiểu kết hợp giữa ba khu vực của xã hội (thị trường, nhà nước và gia đình), trong việc đáp ứng ba chức năng chính (bảo hiểm, tái phân phối và cung ứng các dịch vụ xã hội). Ba mô hình nhà nước phúc lợi của Esping-Andersen (1990) trong tác phẩm The Three Worlds of Welfare Capitalism (Ba thế giới của chủ nghĩa tư bản phúc lợi) là cách phân loại có nhiều ảnh hưởng đối với các nghiên cứu đi sau về vấn đề này. Các mô hình của Andersen có tên gọi là nhà