Bài viết đề cập đến vai trò của người thủ thư nói riêng, và thư viện nói chung trong việc góp phần nâng cao chất lượng các Luận văn khoa học, và qua đó mong muốn có thể khẳng định thêm phần đóng góp của hoạt động thông tin - thư viện vào sự nghiệp nghiên cứu khoa học. | BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 6/2005 ĐÓNG GÓP CỦA HOẠT ÐỘNG THÔNG TIN - THƯ VIỆN VÀO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LUẬN VĂN KHOA HỌC PGS. TS VƯƠNG TOÀN Phòng Lý luận Nghiệp vụ Thông tin - Thư viện, Viện Thông tin KHXH 1. Tại Ðại học Ngoại ngữ Hà Nôi, vừa diễn ra Hội thảo khoa học "Luận văn thạc sĩ/tiến sĩ: cách viết và hướng dẫn", với mục đích trao đổi về những vấn đề liên quan đến luận văn thạc sĩ/tiến sĩ từ góc độ người viết và người hướng dẫn. Với bậc tiến sĩ, ta yêu cầu phải có "luận án", nhưng trong bài viết này, cốt để tiện dụng, chúng tôi xin được gọi chung là "luận văn khoa học" (LVKH), và "học viên" được dùng dưới đây cũng xin được tạm hiểu là bao gồm cả "nghiên cứu sinh". Nhân một vấn đề nổi lên, được nhiều ý kiến - cả học viên và người hướng dẫn - luận bàn có liên quan đến ngành ta nên dưới đây, tôi muốn thử đề cập đến vai trò của người thủ thư nói riêng, và thư viện nói chung, góp phần nâng cao chất lượng các LVKH, và qua đó mong muốn có thể khẳng định thêm phần đóng góp của hoạt động thông tin - thư viện vào sự nghiệp nghiên cứu khoa học nói chung. 2. Ðể phục vụ đào tạo sau đại học ở nhiều cơ sở giảng dạy hiện nay, tủ sách vẫn còn "là khó khăn nhất cần nêu lên trước tiên, vì thiếu nó không chỉ gây khó khăn cho trò, mà còn cho cả thày" - đúng như lời PGS. TS Nguyễn Ngọc Hùng tại Hội thảo nói trên. Nguồn tài liệu tham khảo thường vẫn là một trong những khó khăn mà học viên gặp phải. Sách báo và tạp chí chuyên ngành mà người đọc cần đến còn nghèo nàn do kinh phí hạn hẹp, và về chậm thường do cách chuyển phát tài liệu. Ðể cập nhật thông tin, học viên phải khai thác tài liệu từ nhiều nguồn tài liệu khác, ngoài vốn tài liệu của trường mình. Ðể có thể khẳng định tác giả LVKH thật sự có đóng góp mới cho lĩnh vực chuyên ngành, trong khi nhà nghiên cứu không thể không tham khảo những thành quả đi trước để rồi đưa ra chính kiến của mình, nhằm nhằm 27 bổ khuyết, hoàn thiện một cách nhìn nhận vấn đề, và không loại trừ khả năng có thể phê phán (những) quan điểm