Tâm lý học xã hội nghiên cứu những nét đặc trưng trong tâm lý của các nhóm xã hội, các quy luật hình thành và phát triển các hiện tượng tâm lý xã hội như: Nhu cầu và lợi ích của tập thể, tình cảm của cộng đồng, ý chí quần chúng, tâm trạng xã hội, tính cách dân tộc, bầu không khí tâm lý trong các nhóm xã hội. | TỔNG QUAN TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI . Hiện tượng của tâm lý xã hội Tâm lý học là ngành khoa học nghiên cứu hoạt động, tinh thần và tư tưởng của con người (cụ thể đó là những cảm xúc, ý chí và hành động). Tâm lý học cũng chú tâm đến sự ảnh hưởng của hoạt động thể chất, trạng thái tâm lý và các yếu tố bên ngoài lên hành vi và tinh thần của con người. Các loại hiện tượng tâm lý; có nhiều cách phân loại các hiện tượng tâm lý. Cách phân loại phổ biến trong các tài liệu tâm lý học là việc phân loại các hiện tượng tâm lý theo thời gian tồn tại. Theo cách phân loại này, các hiện tượng tâm lý có ba loại chính như sau: Các quá trình tâm lý là những hiện tượng tâm lý diễn ra trong thời gian tương đối ngắn, có bắt đầu, diễn biến và kết dụ: Các quá trình nhận thức như cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng; các quá trình giao tiếp. Các trạng thái tâm lý là các hiện tượng tâm lý diễn ra trong thời gian tương đối dài và đóng vai trò làm nền cho các quá trình tâm lý và các thuộc tính tâm lý biểu hiện ra một cách nhất định. Với các trạng thái tâm lý chúng ta thường chỉ biết đến khi nó đã xuất hiện ở bản thân, tuy nhiên thường không biết được thời điểm bắt đầu và kết thúc của dụ: Trạng thái tập trung, chú ý, lơ đãng, mệt mỏi, vui, buồn, phấn khởi, chán nản. Các thuộc tính tâm lý là những hiện tượng tâm lý đã trở nên ổn định, bền vững ở mỗi người tạo nên nét riêng về mặt nội dung của người đó. Thuộc tính tâm lý diễn ra trong thời gian dài và kéo dài rất lâu có khi gắn bó với cả cuộc đời một dụ: Tính khí, tính cách, năng lực, quan điểm, niềm tin, lý tưởng, thế giới quan. Có thể thể hiện mối quan hệ giữa các hiện tượng tâm lý theo sơ đồ sau: Các quá trình tâm lý, trạng thái tâm lý và thuộc tính tâm lý không hề tách rời nhau mà luôn ảnh hưởng và chi phối lẫn nhau. Hiện tượng của tâm lý xã hội. Khoa học nào cũng bắt đầu bằng những sự kiện mà ta có thể quan sát được. Khi muốn diễn tả một nét tâm lý đặc trưng nào đó của một dân tộc, người ta thường “nhân cách .