Giáo trình "Xử lý tín hiệu số" Phần 1 trình bày các kiến thức cơ bản về xử lý tín hiệu, các phương pháp biến đổi Z, Fourier, DFT, FFT trong xử lý tín hiệu, phân tích tín hiệu và hệ thống trên các miền tương ứng. Nội dung chủ yếu của giáo trình "Xử lý tín hiệu số" bao gồm các kiến thức về phân tích và tổng hợp bộ lọc số, các kiến thức nâng cao như bộ lọc đa vận tốc, xử lý thích nghi, xử lý thời gian – tần số wavelet, các bộ xử lý tín hiệu số và một số ứng dụng của xử lý số tín hiệu. | BÀI GIẢNG Môn học: XỬ LÝ TÍN HIỆU SỐ 1 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU3 CHƯƠNG I. TÍN HIỆU RỜI RẠC VÀ HỆ THỐNG RỜI RẠC 4 CHƯƠNG II. BIỂU DIỄN TÍN HIỆU VÀ HỆ THỐNG RỜI RẠC TRONG MIỀN Z 34 CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH PHỔ CỦA TÍN HIỆU . 71 CHƯƠNG IV. BIỂU DIỄN, PHÂN TÍCH HỆ THỐNG RỜI RẠC TRONG MIỀN TẦN SỐ . 126 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 148 MỘT SỐ CHƯƠNG TRÌNH MẪU DÙNG PHẦN MỀM MATLAB TRONG XỬ LÝ TÍN HIỆU SỐ. 2 LỜI NÓI ĐẦU Xử lý tín hiệu số (Digital Signal Processing - DSP) hay tổng quát hơn, xử lý tín hiệu rời rạc theo thời gian (Discrete-Time Signal Processing - DSP) là một môn cơ sở không thể thiếu được cho nhiều ngành khoa học, kỹ thuật như: điện, điện tử, tự động hóa, điều khiển, viễn thông, tin học, vật lý,. Tín hiệu liên tục theo thời gian (tín hiệu tương tự) cũng được xử lý một cách hiệu quả theo qui trình: biến đổi tín hiệu tương tự thành tín hiệu số (biến đổi A/D), xử lý tín hiệu số (lọc, biến đổi, tách lấy thông tin, nén, lưu trữ, truyền,.) và sau đó, nếu cần, phục hồi lại thành tín hiệu tương tự (biến đổi D/A) để phục vụ cho các mục đích cụ thể. Các hệ thống xử lý tín hiệu số, hệ thống rời rạc, có thể là phần cứng hay phần mềm hay kết hợp cả hai. Xứ lý tín hiệu số có nội dung khá rộng dựa trên một cơ sở toán học tương đối phức tạp. Nó có nhiều ứng dụng đa dạng, trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhưng các ứng dụng trong từng lĩnh vực lại mang tính chuyên sâu. Có thể nói, xử lý tín hiệu số ngày nay đã trở thành một ngành khoa học chứ không phải là một .