Đề cương ôn tập HK 1 môn Ngữ văn 10 năm 2017-2018 - THPT Hoàng Hoa Thám

Đề cương ôn tập HK 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Hoàng Hoa Thám tư liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập lại kiến thức đã học, có cơ hội đánh giá lại năng lực của mình trước kỳ thi sắp tới. | ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 10 HỌC KÌ I NĂM HỌC 2017 – 2018 A. TIẾNG VIỆT: I. KỸ NĂNG: - Phân tích các nhân tố tham gia vào hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ qua các ngữ liệu cụ thể. - Nhận diện và phân tích đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết qua các ngữ liệu cụ thể. - Xác định những đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt qua các ngữ liệu cụ thể. - Xác định và phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ. II. KIẾN THỨC: 1. HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ - Khái niệm về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. Hai quá trình trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: tạo lập (nói và viết) và lĩnh hội văn bản (nghe và đọc). - Các nhân tố trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: nhân vật, hoàn cảnh, nội dung, mục đích, phương tiện và cách thức giao tiếp 2. ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ NÓI VÀ NGÔN NGỮ VIẾT + Phương tiện ngôn ngữ: lời nói/chữ viết. + Tình huống giao tiếp: trực diện, tức thời (nói)/không trực diện, có điều kiện thời gian (viết). + Phương tiện phụ trợ: ngữ điệu, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ (nói)/dấu câu, sơ đồ, bảng biểu (viết). + Từ ngữ, câu văn: khác nhau về các từ ngữ, kiểu câu, kết cấu văn bản đặc trưng cho từng loại ngôn ngữ. 3. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT - Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt: là lời ăn tiếng nói hàng ngày dùng để trao đổi ý nghĩ, tình cảm. Nó được dùng chủ yếu ở dạng nói, đôi khi ở dạng viết (nhật kí, tin nhắn,.) hoặc dạng lời nói tái hiện. - Phong cách ngôn ngữ ngữ sinh hoạt có 3 đặc trưng cơ bản: tính cụ thể, tính cảm xúc, tính cá thể. 4. THỰC HÀNH PHÉP TU TỪ ẨN DỤ, HOÁN DỤ - Khái niệm ẩn dụ, hoán dụ. Phân biệt giữa ẩn dụ và hoán dụ. B. LÀM VĂN: I. KỸ NĂNG: HS biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, sáng rõ. II. KIẾN THỨC: 1. TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM a. Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam: văn học dân gian và văn học viết. Hai bộ phận này có mối quan hệ mật thiết với nhau. b. Quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam: - Văn học trung đại (từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX) - Văn .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.