Hồ sơ di cư Việt Nam 2016 nhằm cung cấp bằng chứng cập nhật về tình hình di cư quốc tế và mối quan hệ giữa di cư và phát triểm ở Việt Nam, đóng góp vào việc hoạch định chính sách, nâng cao năng lực thu thập, thống kê, chia sẻ, thông tin của các cơ quan/tổ chức có liên quan. Đồng thời cũng đánh giá mức độ và xu hướng di cư của người Việt Nam ra nước ngoài, cũng như các yếu tố thúc đẩy và tác động của di cư quốc tế, việc quản trị di cư và hợp tác quốc tế về di cư. Để tìm hiểu rõ hơn, mời các bạn cùng xem và tham khảo. | B0 NGoAr GrAo vrEr NAM \ H0 so Dt cU vlfr NAM zo1 6 Ho Nii 8/2017 L I NÓI Đ U LỜI NÓI ĐẦU Theo cùng với xu thế chung trên thế giới, hoạt động di cư quốc tế của công dân Việt Nam ngày càng gia tăng mạnh mẽ với hàng triệu lượt người xuất nhập cảnh mỗi năm, hiện diện trên hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, các cơ hội cũng như lợi ích của việc di cư an toàn, hợp pháp chưa được đánh giá đúng mức. Để di cư là một sự lựa chọn đúng đắn, rất cần có những định hướng chính sách và sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước, sự phối hợp, hợp tác chặt chẽ của tất cả các bên liên quan. Với mong muốn góp phần xây dựng một chính sách toàn diện, tổng thể, lấy con người làm trung tâm để giải quyết vấn đề di cư, Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao đã chủ trì việc xây dựng “Hồ sơ di cư Việt Nam 2016” với sự hỗ trợ tài chính từ Quỹ Phát triển của Tổ chức Di cư quốc tế (IDF) và kỹ thuật của IOM Việt Nam. Vũ Mạnh Lợi – Viện Xã hội học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam biên soạn báo cáo với sự hỗ trợ của Ban Cố vấn bao gồm các chuyên gia về di cư đến từ các Bộ, ngành hữu quan. Ý tưởng về Báo cáo Hồ sơ di cư Việt Nam 2016 được hình thành trên cơ sở thành công của “Báo cáo Tổng quan về tình hình di cư của công dân Việt Nam ra nước ngoài”1 năm 2011, với mục đích xây dựng nhận thức chung về vấn đề di cư quốc tế, di cư có trách nhiệm để từ đó đóng góp cho việc hoạch định chính sách di cư phù hợp với bối cảnh và điều kiện đặc thù Việt Nam cũng như góp phần vào quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật về di cư quốc tế. Mối quan hệ giữa di cư và phát triển, các nguyên nhân, thách thức trong quá trình di cư của Việt Nam được trình bày chi tiết trên cơ sở các thông tin, số liệu do các cơ quan, ban ngành hữu quan cung cấp. Tuy các phân tích, nhận định, đánh giá chủ yếu tập trung vào giai đoạn 2012 – 2016 song bạn đọc vẫn có thể hình dung được bức tranh toàn cảnh về quá trình di cư quốc tế của Việt Nam qua các trang báo cáo của Hồ sơ di cư Việt Nam năm 2016. Xin chân thành cảm ơn các Bộ,