Bài viết phân tích tổng hợp (Meta-analysis) trên một khối dữ liệu tương đối lớn được tổng hợp từ số liệu của nhiều công bố khoa học trên thế giới (cập nhật đến tháng 1/2018), nhằm phản ánh một cách chính xác hơn về mối tương quan giữa methyl hóa vượt mức vùng promoter gen GSTP1 với các đặc điểm đặc trưng của bệnh ung thư vú. | Trương Kim Phượng và cộng sự. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 59(2), 21-44 21 PHÂN TÍCH TỔNG HỢP: MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA TÍNH CHẤT METHYL HÓA VƯỢT MỨC VÙNG PROMOTER GEN GSTP1 (GLUTATHIONE S-TRANSFERASE P1) VỚI BỆNH UNG THƯ VÚ TRƯƠNG KIM PHƯỢNG, PHẠM HOÀNG NĂNG Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh – LAO ĐỨC THUẬN, LÊ HUYỀN ÁI THÚY Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh – (Ngày nhận: 19/01/2018; Ngày nhận lại: 12/02/2018; Ngày duyệt đăng: 14/03/2018) TÓM TẮT Mối tương quan giữa tính chất methyl hóa vượt mức vùng promoter gen GSTP1 đối với bệnh ung thư vú đã được công bố trong nhiều công trình nghiên cứu khác nhau tại nhiều quốc gia trên thế giới. Dù vậy, tính tương quan giữa tính chất epigenetic này của gen với bệnh ung thư vú không thống nhất qua từng công bố. Do đó chúng tôi thực hiện phân tích tổng hợp này nhằm xác nhận có hay không mối tương quan giữa tính chất methyl hóa vượt mức vùng promoter gen GSTP1 đối với bệnh ung thư vú. Phân tích 19 nghiên cứu (ca-chứng) về tính chất methyl hóa vượt mức vùng promoter của gen GSTP1 đối với bệnh ung thứ vú (1910 ca bệnh ung thư, 671 người lành) cho thấy tính chất methyl hóa vùng promoter gen GSTP1 làm tăng nguy cơ ung thư vú (OR = 10,497; 95%CI = 4,42 - 24,94; P 75%). Khi ước tính chỉ số đồng nhất (Index of homogeneity - Q) có giá trị P ≥ 0,1 và giá trị I2 50%, điều này cho thấy có tính bất đồng nhất giữa các công trình nghiên cứu, mô hình phân tích tổng hợp ảnh hưởng bất biến theo phương pháp của DerSimonian (Cochrane, 2014) sẽ được áp dụng. Thêm vào đó, sự phân tích sẽ được tiếp tục tiến hành nhằm xác định tính bất đồng nhất trên các yếu tố, bao gồm chủng tộc: Á, Phi, và Da trắng (bao gồm châu Âu, Úc và Mỹ) (Senior và Bhopal, 1994; Ford và Kelly, 2005); loại mẫu bệnh phẩm: mẫu máu hay mô; phương pháp xác định methyl hóa DNA: MSP (Methylation specific PCR, là phương pháp chiếm đa số) so với các phương pháp khác (QMSP – Quantitative MSP, Bisulfite specific PCR –