Bài viết Dậy thì sớm do do harmatoma vùng dưới đồi: Báo cáo 16 trường hợp được tiến hành nhằm mô tả đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm của dậy thì sớm trung ương do harmatoma vùng dưới đồi. | TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC DẬY THÌ SỚM DO HARMATOMA VÙNG DƯỚI ĐỒI: BÁO CÁO 16 BỆNH NHÂN Lê Ngọc Duy, Lê Thanh Hải, Vũ Chí Dũng, Bùi Phương Thảo Bệnh viện Nhi Trung Ương Harmatoma vùng dưới đồi là loại u não hiếm gặp nhưng là một trong những nguyên nhân quan trọng của dậy thì sớm trung ương. Nghiên cứu thực hiện nhằm mô tả đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm của dậy thì sớm trung ương do harmatoma. Nghiên cứu hồi cứu 16 bệnh nhân, kết quả tuổi chẩn đoán rất sớm, ở nam là 55,8 ± 11,2 tháng; nữ là 46,1 ± 9,3 tháng. Trẻ nữ 100% phát triển vú từ giai đoạn B2 trở lên, 75% không có lông mu và 37,5% có kinh nguyệt. Trẻ nam: chiều dài dương vật là 7,1 ± 1,7 cm và thể tích tinh hoàn tăng là 10,1 ± 4,3 ml, 62,5% chưa có lông mu. Xét nghiệm ở nữ: LH tĩnh là 5,4 ± 2,2 UI/L, FSH tĩnh là 6,4 ± 2,2 UI/L, Etradiol là 168,5 ± 63,4 pmol/L. Testosteron ở nam tăng cao 17,4 ± 5,1 nmol/L. Tuổi xương lớn hơn tuổi thực ở nam là 34,5 ± 15,7 tháng, nữ là 23,8 ± 11,3 tháng. Như vậy, dậy thì sớm do harmatoma khởi phát sớm, tăng trưởng xương nhanh, hormon sinh dục và gonadotropin tăng cao hơn dậy thì sớm tự phát khác. Cần chụp MRI sọ não để tìm nguyên nhân harmatoma vùng dưới đồi. Từ khoá: dậy thì sớm trung ương, harmatoma, mã ICD I. ĐẶT VẤN ĐỀ Harmatoma vùng dưới đồi là một tổn thương bẩm sinh ở não hiếm gặp (khoảng1 - 2 /100 000) nhưng lại là một trong những nguyên nhân quan trọng của dậy thì sớm trung ương [1; 2]. Harmatoma gây dậy thì sớm, suy giảm nhận thức, động kinh khó điều trị và rối loạn hành vi [3; 4]. Đây là một dị tật bẩm sinh lành tính bắt nguồn gần củ xám thần kinh do các mô thần kinh tăng sản lạc vị, kích thích tế bào neuron thần kinh tiết ra gonadotropin để giải phóng hormon và kích hoạt trục dưới đồituyến yên- tuyến sinh dục [3 - 5]. Dậy thì sớm ở bệnh nhân harmatoma bắt đầu ở độ tuổi rất nhỏ, nếu không điều trị sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển chiều cao thậm chí ảnh hưởng Địa chỉ liên hệ: Lê Ngọc Duy, Khoa Cấp Cứu Bệnh viện Nhi Trung ương Email: duy2411@ Ngày nhận: .