Đánh giá mức độ phát triển bền vững tỉnh Hà Tĩnh dựa trên bộ chỉ tiêu giám sát, đánh giá phát triển bền vững địa phương

Trong bài báo này, tác giả sử dụng bộ chỉ tiêu giám sát, đánh giá phát triển bền vững cấp địa phương ban hành năm 2013 đang áp dụng tại Việt Nam làm sơ sở đánh giá mức độ phát triển bền vững tỉnh Hà Tĩnh. Nghiên cứu tổng hợp được 18 trên 24 chỉ tiêu chung đánh giá phát triển bền vững tại tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2012-2016. Từ đó tính toán các chỉ số đơn, chỉ số thành phần và chỉ số tổng hợp phản ánh mức độ phát triển bền vững. Kết quả đánh giá phát triển bền vững tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2012-2016 cho thấy: phát triển tổng hợp ở mức độ tương đối bền vững, có xu hướng biến động tốt; phát triển bền vững trên các trụ cột chính (kinh tế, xã hội, môi trường) không cân đối. Lĩnh lực môi trường và xã hội có xu hướng giảm nhẹ mức độ bền vững; mất cân bằng giữa các chỉ số đơn. Nhìn chung, phát triển bền vững tỉnh Hà Tĩnh có chiều hướng biến động tích cực, nhưng không ổn định và thiếu cân đối giữa các mục tiêu bền vững. | Kinh tế & Chính sách ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TỈNH HÀ TĨNH DỰA TRÊN BỘ CHỈ TIÊU GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐỊA PHƯƠNG Võ Thị Phương Nhung1, Phạm Thị Trà My2 1,2 Trường Đại học Lâm Nghiệp TÓM TẮT Trong bài báo này, tác giả sử dụng bộ chỉ tiêu giám sát, đánh giá phát triển bền vững cấp địa phương ban hành năm 2013 đang áp dụng tại Việt Nam làm sơ sở đánh giá mức độ phát triển bền vững tỉnh Hà Tĩnh. Nghiên cứu tổng hợp được 18 trên 24 chỉ tiêu chung đánh giá phát triển bền vững tại tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2012 - 2016. Từ đó tính toán các chỉ số đơn, chỉ số thành phần và chỉ số tổng hợp phản ánh mức độ phát triển bền vững. Kết quả đánh giá phát triển bền vững tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2012 - 2016 cho thấy: phát triển tổng hợp ở mức độ tương đối bền vững, có xu hướng biến động tốt; phát triển bền vững trên các trụ cột chính (kinh tế, xã hội, môi trường) không cân đối. Lĩnh lực môi trường và xã hội có xu hướng giảm nhẹ mức độ bền vững; mất cân bằng giữa các chỉ số đơn. Nhìn chung, phát triển bền vững tỉnh Hà Tĩnh có chiều hướng biến động tích cực, nhưng không ổn định và thiếu cân đối giữa các mục tiêu bền vững. Từ khóa: Bộ chỉ tiêu đánh giá, phát triển bền vững, chỉ số đơn, chỉ số thành phần, chỉ số tổng hợp. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại, nhưng vẫn đảm bảo đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau (WCED, 1987). FAO (1989) cũng chỉ ra rằng phát triển bền vững mang tính giai đoạn lịch sử và có tính linh hoạt. Do tính trừu tượng và tính linh hoạt của quan điểm phát triển bền vững, việc đánh giá, xác định mức độ phát triển bền vững là thực sự cần thiết. UNCSD (2007) đưa ra bộ chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững với 50 chỉ tiêu chính trong tổng số 96 chỉ tiêu phát triển bền vững. Việt Nam xây dựng 2 bộ chỉ tiêu phục vụ cho việc giám sát, đánh giá phát triển bền vững cấp quốc gia và cấp địa phương. Bộ chỉ tiêu cấp quốc gia (2013) bao gồm 30 chỉ tiêu, được chia thành 4 nhóm gồm: chỉ tiêu tổng .

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.