Phân tích kết quả thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Việt Nam giai đoạn 2011-2016

Chính sách chi trả DVMTR được coi là điểm sáng của ngành lâm nghiệp, là một sáng kiến mới, được các cấp, ngành, doanh nghiệp và người dân quan tâm thực hiện, mang lại hiệu quả có ý nghĩa bước ngoặt trong quản lý lâm nghiệp, được bạn bè quốc tế đánh giá như một điển hình đổi mới. Bài báo phân tích các kết quả thực hiện chính sách giai đoạn 2011-2016 về tổ chức thực hiện kinh tế, xã hội, môi trường. Tổng số tiền thu được từ DVMTR là tỷ đồng, số tiền này được chi trả cho chủ rừng, trong đó phần lớn các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư chiếm 98,93%, giúp bảo vệ bảo vệ 5,985 triệu ha rừng chiếm 45% tổng diện tích rừng toàn quốc và hỗ trợ cải thiện sinh kế, giúp người dân yên tâm gắn bó với rừng. Ngoài ra, nhận diện một số hạn chế, khó khăn trong thực hiện chính sách như: mức thu tiền DVMTR còn thấp; mới thực hiện với 3 loại dịch vụ, chưa có hướng dẫn thực hiện chi trả trực tiếp, vẫn còn tình trạng tồn nợ tiền DVMTR. | Kinh tế & Chính sách PHÂN TÍCH KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 Mai Quyên1, Vũ Thị Minh Ngọc2 1,2 Trường Đại học Lâm nghiệp TÓM TẮT Chính sách chi trả DVMTR được coi là điểm sáng của ngành lâm nghiệp, là một sáng kiến mới, được các cấp, ngành, doanh nghiệp và người dân quan tâm thực hiện, mang lại hiệu quả có ý nghĩa bước ngoặt trong quản lý lâm nghiệp, được bạn bè quốc tế đánh giá như một điển hình đổi mới. Bài báo phân tích các kết quả thực hiện chính sách giai đoạn 2011 - 2016 về tổ chức thực hiện, về kinh tế, xã hội, môi trường. Tổng số tiền thu được từ DVMTR là tỷ đồng, đóng góp 22% tổng nhu cầu vốn cho cho ngành lâm nghiệp giai đoạn 2011 2020. Số tiền này được chi trả cho chủ rừng, trong đó phần lớn các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư chiếm 98,93%, giúp bảo vệ bảo vệ 5,985 triệu ha rừng chiếm 45% tổng diện tích rừng toàn quốc và hỗ trợ cải thiện sinh kế, giúp người dân yên tâm gắn bó với rừng. Ngoài ra, nhận diện một số hạn chế, khó khăn trong thực hiện chính sách như: mức thu tiền DVMTR còn thấp; mới thực hiện với 3 loại dịch vụ, chưa có hướng dẫn thực hiện chi trả trực tiếp, vẫn còn tình trạng tồn nợ tiền DVMTR. Vì vậy, một số công việc cần làm để thực hiện có hiệu quả hơn chính sách: đề xuất tăng đơn giá thu DVMTR, kiên quyết xử lý đối với các đơn vị cố tình nộp chậm, hướng dẫn chi trả trực tiếp và đối với các dịch vụ chưa tiến hành chi trả. Từ khóa: Chi trả dịch vụ môi trường rừng, chính sách, dịch vụ môi trường rừng. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Hệ sinh thái rừng có vai trò rất quan trọng đối với sự sống và tồn tại của con người. Xét về lợi ích kinh tế, rừng tạo ra giá trị sử dụng (GTSD) hiện vật và GTSD trừu tượng. GTSD “hiện vật” của rừng: sản xuất, cung cấp cho xã hội gỗ và các loại lâm sản khác. GTSD “trừu tượng” của rừng: điều tiết, bảo vệ đất, nguồn nước, hấp thụ các-bon, hạn chế lũ lụt, lũ quét, bảo tồn đa dạng sinh học, cảnh quan vẻ đẹp thiên nhiên. .

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.