Đánh giá một số chỉ tiêu phòng hộ và lựa chọn mô hình rừng phòng hộ lưu vực sông Thạch Hãn, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị

Rừng phòng hộ đầu nguồn có tác dụng hết sức quan trọng trong việc giữ đất, giữ nước, điều hoà dòng chảy, cải thiện đất và không khí. Ở lưu vực sông Thạch Hãn có 4 mô hình rừng phòng hộ đầu nguồn chủ yếu gồm: mô hình hỗn giao Thông nhựa + Keo tai tượng; Sao đen + Keo tai tượng; Muồng đen + Keo tai tượng; Sến trung + Keo tai tượng. Sinh trưởng của các cây bản địa trong các mô hình rừng giai đoạn 14 năm tuổi tương đối chậm. Kết quả nghiên cứu đã chọn được loài Sao đen sinh trưởng tốt hơn 3 loài Thông nhựa, Sến trung, Muồng đen. Các chỉ tiêu cấu trúc rừng Cai%, CP%, VRR%, Z% của các loài cây bản địa trong các mô hình rừng phòng hộ ở đầu nguồn sông Thạch Hãn là thấp hơn so với tiêu chuẩn của rừng phòng hộ. Các mô hình đều có khả năng cải thiện về nhiệt độ đất, nhiệt độ không khí, ẩm độ đất, ẩm độ không khí thể hiện là các chỉ tiêu này trong mô hình đều có chênh lệch lớn so với nơi đất trống. | Lâm học ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ CHỈ TIÊU PHÒNG HỘ VÀ LỰA CHỌN MÔ HÌNH RỪNG PHÒNG HỘ LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN HUYỆN TRIỆU PHONG, TỈNH QUẢNG TRỊ Võ Văn Hưng1, Đặng Thái Dương2, Ngô Tùng Đức3, Đặng Thái Hoàng4 1 Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Trị Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Huế 2,3,4 TÓM TẮT Rừng phòng hộ đầu nguồn có tác dụng hết sức quan trọng trong việc giữ đất, giữ nước, điều hoà dòng chảy, cải thiện đất và không khí. Ở lưu vực sông Thạch Hãn có 4 mô hình rừng phòng hộ đầu nguồn chủ yếu gồm: mô hình hỗn giao Thông nhựa + Keo tai tượng; Sao đen + Keo tai tượng; Muồng đen + Keo tai tượng; Sến trung + Keo tai tượng. Sinh trưởng của các cây bản địa trong các mô hình rừng giai đoạn 14 năm tuổi tương đối chậm. Trong đó, sinh trưởng cao nhất là loài Sao đen với Hvn = 6,75 (m); D1,3 =14,72 (cm); Dt = 2,58 (m) và thấp nhất là loài Muồng với Hvn = 3,75 (m); D1,3 = 8,47 (cm); Dt = 1,77 (m). Kết quả nghiên cứu đã chọn được loài Sao đen sinh trưởng tốt hơn 3 loài Thông nhựa, Sến trung, Muồng đen. Các chỉ tiêu cấu trúc rừng Cai%, CP%, VRR%, Z% của các loài cây bản địa trong các mô hình rừng phòng hộ ở đầu nguồn sông Thạch Hãn là thấp hơn so với tiêu chuẩn của rừng phòng hộ. Các mô hình đều có khả năng cải thiện về nhiệt độ đất, nhiệt độ không khí, ẩm độ đất, ẩm độ không khí thể hiện là các chỉ tiêu này trong mô hình đều có chênh lệch lớn so với nơi đất trống. Đặc điểm hoá tính của đất đều được cải thiện, hàm lượng mùn biến động từ 1,59 - 3,69% và các chỉ tiêu N (%); P2O5 (mg/100 g đất); K2O (mg/100g đất) đều tăng. Kết quả tổng hợp, phân tích các chỉ tiêu: (cm); Hvn(m); Dt (m); nhiệt độ đất (0C); độ ẩm đất (%); nhiệt độ không khí (0C); độ ẩm không khí (%); hàm lượng mùn trong đất (%); Cai (%); CP (%); VRR (%); Z (%) của các mô hình nghiên cứu đã chọn được mô hình Sao đen + Keo tai tượng để trồng rừng phòng hộ lưu vực sông Thạch Hãn, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị là phù hợp nhất. Từ khoá: Chỉ tiêu phòng hộ, rừng phòng hộ, sông Thạch Hãn. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Rừng phòng hộ .

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.