Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu về đặc điểm diễn biến và nguyên nhân mất rừng, suy thoái rừng và các giải pháp để nâng cao diện tích và chất lượng rừng ở tỉnh Quảng Bình. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tổng diện tích rừng của tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2010-2016 giảm hơn ha. Nghiên cứu cũng đã xác định được các nguyên nhân mất rừng, suy thoái rừng và đề xuất được các giải pháp nhằm nâng cao diện tích, chất lượng rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Các nguyên nhân mất rừng và suy thoái rừng được xác định bao gồm: chuyển rừng tự nhiên sang rừng trồng kinh tế; xâm lấn đất rừng tự nhiên để sản xuất nông nghiệp với các loài cây trồng chính chủ yếu là sắn, ngô; chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và đất lâm nghiệp sang xây dựng hồ thủy lợi, giao thông; khai thác rừng; cháy rừng; đốt nương làm rẫy; đô thị hóa và thiên tai. Các giải pháp được đề xuất nhằm nâng cao diện tích và chất lượng rừng bao gồm: quản lý bảo vệ rừng; cải thiện sinh kế hộ gia đình, cá nhân; nâng cao chất lượng rừng tự nhiên; phát triển rừng trồng kinh tế; thực hiện phương án quản lý rừng bền vững. | Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường PHÂN TÍCH DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN RỪNG GIAI ĐOẠN 2010 - 2016 LÀM CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO DIỆN TÍCH VÀ CHẤT LƯỢNG RỪNG TỈNH QUẢNG BÌNH Ninh Thị Hiền1, Lã Nguyên Khang2 1,2 Trường Đại học Lâm nghiệp TÓM TẮT Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu về đặc điểm diễn biến và nguyên nhân mất rừng, suy thoái rừng và các giải pháp để nâng cao diện tích và chất lượng rừng ở tỉnh Quảng Bình. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong giai đoạn 2010 - 2016 diện tích rừng mất đi là ha, diện tích rừng trồng mới và diện tích rừng tự nhiên phục hồi là hơn ha. Vì vậy, tổng diện tích rừng của tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2010 - 2016 giảm hơn ha. Nghiên cứu cũng đã xác định được các nguyên nhân mất rừng, suy thoái rừng và đề xuất được các giải pháp nhằm nâng cao diện tích, chất lượng rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Các nguyên nhân mất rừng và suy thoái rừng được xác định bao gồm: chuyển rừng tự nhiên sang rừng trồng kinh tế (Keo, Cao su); xâm lấn đất rừng tự nhiên để sản xuất nông nghiệp với các loài cây trồng chính chủ yếu là Sắn, Ngô; chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và đất lâm nghiệp sang xây dựng hồ thủy lợi, giao thông; khai thác rừng (trái phép và theo kế hoạch của Nhà nước); cháy rừng; đốt nương làm rẫy; đô thị hóa và thiên tai. Các giải pháp được đề xuất nhằm nâng cao diện tích và chất lượng rừng bao gồm: quản lý bảo vệ rừng; cải thiện sinh kế hộ gia đình, cá nhân; nâng cao chất lượng rừng tự nhiên; phát triển rừng trồng kinh tế; thực hiện phương án quản lý rừng bền vững. Từ khóa: Diễn biến tài nguyên rừng, mất rừng, suy thoái rừng. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Tỉnh Quảng Bình nằm ở Bắc Trung Bộ, Việt Nam, với diện tích tự nhiên ha, dân số năm 2016 có người (Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình, 2017). Tổng diện tích rừng và đất quy hoạch cho lâm nghiệp là: ha; trong đó diện tích có rừng là ha; diện tích chưa có rừng là ha (Quyết định số 3723/QĐUBND ngày 21/11/2016). Diện tích rừng