Cuốn sách được biên soạn với mong muốn cung cấp những thông tin hữu ích hỗ trợ các vị, Đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội trong quá trình xem xét sửa đổi hiến pháp năm 1992. Tiếp nối phần 1, nội dung phần 2 trình bày những báo cáo về 2 chủ đề còn lại: xác định nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khi sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 và chế định về chính quyền địa phương. . | BÁO CÁO NGHIÊN CỨUĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG 125 126 A. ĐẶT VẤN ĐỀ Đổi mới tổ chức chính quyền địa phương để góp phần hoàn thiện hệ thống chính trị nói chung và hoàn thiện tổ chức bộ máy nhà nước theo tinh thần xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Để đáp ứng yêu cầu của giai đoạn phát triển mới, Đảng ta đã đặc biệt chú trọng đổi mới hệ thống chính trị từ Trung ương tới cơ sở từ nội dung, phương thức hoạt động cho đến tổ chức. Mục tiêu là nâng cao hiệu lực lãnh đạo và quản lý của hệ thống chính trị. Văn kiện các kỳ đại hội đại biểu toàn quốc đều đề cập thực trạng, nguyên nhân và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động, sức chiến đấu của các tổ chức Đảng, tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 2011 dành riêng một phần định hướng về hệ thống chính trị và vai trò lãnh đạo của Đảng. Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã có Nghị quyết chuyên đề về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn. Với tính chất là một bộ phận của bộ máy nhà nước, hợp thành hệ thống chính trị, chính quyền địa phương cần được đổi mới để theo kịp yêu cầu chung đối với hệ thống chính trị trong giai đoạn phát triển tới của đất nước. Trong những năm qua, tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương đã được nghiên cứu đổi mới. Tuy nhiên, đến nay, vẫn còn những hạn chế cả về mô hình tổ chức và quy chế làm việc. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 (Số 17-NQ/TW ngày 18/3/2002) BCH Trung ương Đảng khóa IX đã đánh giá : Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong hệ thống chính trị chưa được xác định rành mạch, trách nhiệm không rõ, nội dung và phương thức hoạt động chậm đổi mới, còn nhiều biểu hiện của cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp. Trong tinh thần xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, tổ chức chính quyền địa phương luôn là nội dung quan trọng, cần được .