Tác động của chi ngân sách đến tăng trưởng kinh tế địa phương: Nghiên cứu trường hợp các tỉnh thành phía Nam

Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp ước lượng dạng Pools OLS, hiệu ứng cố định (Fixed Effects-FE) và hiệu ứng ngẫu nhiên (Random Effects-RE) để đánh giá tác động của chi tiêu ngân sách lên tăng trưởng kinh tế địa phương tại 19 tỉnh, thành phía Nam của Việt Nam. Kết quả phân tích thực nghiệm cho thấy chi ngân sách có tác động dương lên tăng trưởng kinh tế, khi phân tách thành chi thường xuyên và chi đầu tư, nghiên cứu tìm thấy hiệu ứng dương của chi thường xuyên lên tăng trưởng, tuy nhiên, chưa tìm thấy mối quan hệ giữa chi đầu tư và tăng trưởng kinh tế địa phương. | Ngân Sách & Tăng Trưởng Tác động của chi ngân sách đến tăng trưởng kinh tế địa phương: Nghiên cứu trường hợp các tỉnh thành phía Nam Mai Đình Lâm Học viện Hành chính Quốc gia Nhận bài: 22/06/2015 - Duyệt đăng: 15/08/2015 T rong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp ước lượng dạng Pools OLS, hiệu ứng cố định (Fixed Effects-FE) và hiệu ứng ngẫu nhiên (Random Effects-RE) để đánh giá tác động của chi tiêu ngân sách lên tăng trưởng kinh tế địa phương tại 19 tỉnh, thành phía Nam của VN. Kết quả phân tích thực nghiệm cho thấy chi ngân sách có tác động dương lên tăng trưởng kinh tế, khi phân tách thành chi thường xuyên và chi đầu tư, nghiên cứu tìm thấy hiệu ứng dương của chi thường xuyên lên tăng trưởng, tuy nhiên, chưa tìm thấy mối quan hệ giữa chi đầu tư và tăng trưởng kinh tế địa phương. Từ khóa: Tăng trưởng kinh tế, chi ngân sách, chi thường xuyên, chi đầu tư. 1. Giới thiệu Có nhiều quan điểm khác nhau về tác động của chính sách tài khóa đối với tăng trưởng kinh tế. Một mặt, các nhà kinh tế học trường phái Keynes tin rằng trong một nền kinh tế sẽ hiếm khi hoạt động ở mức việc làm đầy đủ và như vậy có chính sách tài khóa và tiền tệ là cần thiết để kích thích tổng cầu. Mặt khác, trường phái tiền tệ và các nhà kinh tế học cổ điển cho rằng chính sách tài khóa nên được giữ ở mức tối thiểu do nó có tiềm năng tạo ra sự thiếu hiệu quả trong phân bổ nguồn lực. Tuy nhiên, hầu hết các nhà kinh tế đều đồng ý rằng có những tình huống khi tăng chi tiêu chính phủ sẽ có lợi và có những tình huống mà chính phủ chi tiêu ít hơn sẽ thúc đẩy tăng trưởng. Điều này được minh hoạ bởi các đường cong Rahn (1986), trong đó cho thấy khi gia tăng chi tiêu của chính phủ sẽ tạo ra tăng trưởng kinh tế: tuy nhiên sau một thời điểm nhất định, kết quả tăng chi tiêu chính phủ sẽ tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Có ý kiến cho rằng chi tiêu của chính phủ có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng cách chuyển tiền vào tay của công chúng. Đầu tư công có thể dẫn đến sự gia tăng trong .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.