Bài viết đề cập đến thực trạng hoạt động và sự cần thiết của tái cấu trúc khối công ty chứng khoán, đồng thời đưa ra những bước đi cần thiết nhằm giúp cho việc tái cấu trúc này hiệu quả hơn. | Thực trạng hoạt động và sự cần thiết tái cấu trúc khối công ty chứng khoán Việt Nam ThS. Trần Thị Xuân Anh* Việc tái cấu trúc khối công ty chứng khoán (CTCK) được đề cập khá nhiều trong thời gian gần đây cùng với yêu cầu tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Ngay khi hơn một trăm CTCK ra đời, đã có nhiều ý kiến cho rằng con số trên là quá thừa đối với một thị trường nhỏ như Việt Nam. Khi các công ty này còn hoạt động hiệu quả thì áp lực tái cấu trúc chưa lớn. Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường suy giảm mạnh như hiện nay, hơn 50% CTCK thua lỗ đã đặt ra yêu cầu cần phải thực hiện tái cấu trúc công ty. Cơ quan quản lý đã có đề án tái cấu trúc CTCK trên tinh thần phân loại các công ty thành 3 nhóm dựa trên các tiêu chí như: vốn khả dụng/tổng nợ, mức lỗ vốn/vốn điều lệ. Trên cơ sở này sẽ có giải pháp để buộc các CTCK phải tái cấu trúc nợ, tăng cường quản trị công ty, giảm danh mục đầu tư Thậm chí, những công ty yếu có thể sẽ phải hướng theo mua bán, sáp nhập, rút bớt nghiệp vụ nếu không tuân thủ các quy định về an toàn tài chính. Bài viết này xin đề cập đến thực trạng hoạt động và sự cần thiết của tái cấu trúc khối CTCK, đồng thời đưa ra những bước đi cần thiết nhằm giúp cho việc tái cấu trúc này hiệu quả hơn. 1. Tình hình chung Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 07/2000, để đáp ứng nhu cầu phát triển của thị trường, nhiều CTCK đã được thành lập. Trong thời gian đầu, số lượng và quy mô của các CTCK còn hết sức khiêm tốn (3 công ty), nhưng đến các năm 2005 - 2006 và cho đến đầu năm 2007, khi thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển mạnh, tốc độ cổ phần hóa được đẩy nhanh, chính sách tiền tệ nới lỏng, hoạt động cho vay đầu tư chứng * Học viện Ngân hàng khoán của các NHTM không bị kiểm soát chặt chẽ thì CTCK cũng phát triển, số lượng công ty tăng nhanh (105 công ty), nghiệp vụ đa dạng, quy mô vốn và nguồn nhân lực phát triển, kinh doanh có lãi lớn. Song kể từ đầu năm 2009 đến nay, thị trường chứng khoán Việt Nam điều chỉnh mạnh, hầu