Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý, sử dụng đất rừng dựa vào cộng đồng

Quản lý, sử dụng đất rừng dựa vào cộng đồng là một xu hướng tất yếu trong công tác quản lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên nói chung và quản lý, sử dụng đất rừng nói riêng tại các nước trên thế giới. Để hiểu rõ hơn về lĩnh vực quản lý này, bài viết trình bày các khái niệm về “cộng đồng”, “quản lý, sử dụng đất rừng dựa vào cộng đồng” và các hình thức, các loại hình quản lý, sử dụng đất rừng dựa vào cộng đồng như đất rừng do cộng đồng tự công nhận từ lâu đời được chính quyền địa phương công nhận thông qua hình thức giao đất, giao rừng cho cộng đồng địa phương quản lý và sử dụng ổn định lâu dài do các tổ chức nhà nước khoán cho các cộng đồng quản lý và bảo vệ theo các hợp đồng khoán. Bài viết cũng tổng kết những vấn đề còn tồn tại và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý, sử dụng đất rừng dựa vào cộng đồng tại Việt Nam. | CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT RỪNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG ThS. Phạm Thanh Quế Nghiên cứu sinh, Khoa Quản lý Đất đai, Học viện Nông nghiệp Việt Nam Điện thoại: 0904515366 . Email: phamthanhque@ TÓM TẮT Quản lý, sử dụng đất rừng dựa vào cộng đồng là một xu hướng tất yếu trong công tác quản lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên nói chung và quản lý, sử dụng đất rừng nói riêng tại các nước trên thế giới. Để hiểu rõ hơn về lĩnh vực quản lý này, bài viết trình bày các khái niệm về “cộng đồng”, “quản lý, sử dụng đất rừng dựa vào cộng đồng” và các hình thức, các loại hình quản lý, sử dụng đất rừng dựa vào cộng đồng như đất rừng do cộng đồng tự công nhận từ lâu đời; được chính quyền địa phương công nhận thông qua hình thức giao đất, giao rừng cho cộng đồng địa phương quản lý và sử dụng ổn định lâu dài; do các tổ chức nhà nước khoán cho các cộng đồng quản lý và bảo vệ theo các hợp đồng khoán. Theo số liệu thống kê, tính đến ngày 01 tháng 01 năm 2014, cả nước có hơn 15,8 triệu ha đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ và đất rừng đặc dụng. Diện tích đã được giao cho cộng đồng dân cư quản lý và sử dụng chiếm khoảng 2,1% (khoảng ha) trong đó chỉ bao gồm rừng sản xuất và rừng phòng hộ, bên cạnh đó cộng đồng dân cư đang được tạm được giao để quản lý trên ha (chiếm 13,7% tổng diện tích đất chưa giao). Bài viết cũng tổng kết những vấn đề còn tồn tại và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý, sử dụng đất rừng dựa vào cộng đồng tại Việt Nam. Từ khóa: Cộng đồng, đất rừng, giao đất, giao rừng, quản lý, sử dụng. 1. Khái niệm “Cộng đồng” Theo Cẩm nang ngành Lâm nghiệp (2006), “Cộng đồng” là một tập hợp những người sống gắn bó với nhau thành một xã hội nhỏ có những đặc điểm tương đồng về mặt văn hoá, kinh tế, xã hội truyền thống, phong tục tập quán, có các quan hệ trong sản xuất và đời sống gắn bó với nhau và thường có ranh giới không gian trong một thôn bản. Theo quan niệm này, cộng đồng chính là cộng đồng dân cư thôn bản (và “thôn

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.