Trong hoạt động tín dụng chứng từ, việc xác định một chứng từ là bản gốc (original) hay bản sao (copy) là một vấn đề hết sức quan trọng. Chính vì vậy mà trong các văn bản liên quan đến tín dụng chứng từ như UCP, ISPB,. đều có những điều khoản rõ ràng quy định việc xác định tính chất gốc của một loại chứng từ. Tuy vậy, trong thực tế giao dịch thư tín dụng, các quy định này trong nhiều trường hợp đã từng bị cáo buộc là kẻ tội đồ gây tranh cãi và kiện tụng. | Bàn về chứng từ gốc trong giao dịch thư tín dụng Trong hoạt động tín dụng chứng từ việc xác định một chứng từ là bản gốc original hay bản sao copy là một vấn đề hết sức quan trọng. Chính vì vậy mà trong các văn bản liên quan đến tín dụng chứng từ như UCP ISPB . đều có những điều khoản rõ ràng quy định việc xác định tính chất gốc của một loại chứng từ. Tuy vậy trong thực tế giao dịch thư tín dụng các quy định này trong nhiều trường hợp đã từng bị cáo buộc là kẻ tội đồ gây tranh cãi và kiện tụng nhiều nhất. Trong phạm vi bài viết sẽ điểm lại các quy định về chứng từ gốc tại UCP 500 ISBP và gần đây nhất là UCP 600 với mong muốn được chia sẻ kinh nghiệm các tình huống thực tế với những người mà công việc hàng ngày gắn liền với các giao dịch thư tín dụng. Quy định về chứng từ gốc tại điều 20 b UCP 500 Điều 20 b UCP 500 quy định về chứng từ gốc như sau Trừ phi LC quy định khác các ngân hàng cũng sẽ chấp nhận là chứng từ gốc đối với chứng từ được tạo lập hoặc thể hiện là đã được tạo lập i Bằng hệ thống sao chụp tự động hoặc được vi tính hóa ii Là các bản sao bằng giấy than Miễn là chứng từ đó được ghi chú là bản gốc và thể hiện được ký ở nơi cần thiết. Chứng từ có thể ký bằng chữ viết tay bằng chữ ký qua fax bằng chữ ký đục lỗ bằng con dấu bằng biểu tượng hoặc bằng bất cứ phương pháp xác thực bằng điện tử hay cơ khí khác . Quy định về chứng từ gốc như vậy tưởng là đã quá rõ ràng cho các bên thực hành LC. Nhưng trên thực tế đã có không ít tranh chấp liên quan đến vấn đề chứng từ gốc xảy ra. Hai vụ tranh chấp dưới đây đã được tranh luận rất nhiều trên các diễn đàn của cộng đồng những người thực hành thư tín dụng trên toàn thế giới. Những phán quyết trái ngược của các tòa án khi xác định tính chất gốc của chứng từ. Vụ tranh chấp 1 Glencore International AG v Bank of China 1996 Trong trường hợp này Tòa phúc thẩm của Anh được đề nghị xem xét một hợp đồng mua bán nhôm thỏi giữa người bán Thụy Sỹ là Glencore International AG và người mua Trung Quốc là Shan He Trade Co. Ltd thông