Bài giảng Kỹ thuật điện: Chương 9 được biên soạn nhằm mục đích trang bị những kiến thức khái quát, cơ bản cho người học. Bài giảng trình bày tổng quan máy phát điện một chiều như cấu tạo máy điện một chiều, nguyên lý làm việc máy phát điện một chiều, từ trường và sức điện động máy điện một chiều; công suất điện từ và mômen điện từ; phân loại máy điện một chiều. Mời các em tham khảo nội dung chi tiết bài giảng. | KỸ THUẬT ĐIỆN CHƯƠNG IX MÁY ĐIỆN MỘT CHIỀU CHƯƠNG IX : MÁY ĐIỆN MỘT CHIỀU Máy điện một chiều (đặc biệt động cơ điện một chiều) được sử dụng nhiều bên cạnh máy điện xoay chiều. Động cơ điện một chiều có ưu điểm ở khả năng điều chỉnh tốc độ n bằng phẳng, phạm vi điều chỉnh rộng, mômen mở máy Mmở lớn. Máy điện một chiều dùng để khuếch đại, chuyển đổi tốc độ, cơ cấu chấp hành, trong các thiết bị điện có yêu cầu đặc biệt. Máy điện một chiều có nhược điểm chủ yếu là có cổ góp làm cho cấu tạo phức tạp, đắt tiền, kém tin cậy, nguy hiểm trong môi trường dễ cháy, nổ. Khi sử dụng động cơ một chiều, cần phải có nguồn một chiều kèm theo (máy phát điện một chiều, chỉnh lưu CHƯƠNG IX : MÁY ĐIỆN MỘT CHIỀU 1. Cấu tạo máy điện một chiều Máy điện một chiều cũng có tính thuận nghịch, nên có thể dùng làm máy phát hoặc động cơ. Những phần chính của máy điện một chiều gồm stato với cực từ, rôto với dây quấn, cổ góp và chổi điện cổ góp CHƯƠNG IX : MÁY ĐIỆN MỘT CHIỀU . Stato (phần tĩnh) Stato còn gọi là phần cảm, lõi thép bằng thép đúc, mặt trong có gắn cực từ chính và cực từ phụ. Dây quấn cực từ chính được đặt trên các cực từ chính. Dây quấn cực từ phụ được đặt trên các cực từ phụ (giữa các cực từ chính) CHƯƠNG IX : MÁY ĐIỆN MỘT CHIỀU . Rôto (phần quay) Rôto của máy điện một chiều được gọi là phần ứng gồm lõi thép và dây quấn phần ứng a) Lõi thép: Dạng hình trụ, làm bằng các lá thép kỹ thuật điện dày 0,5mm, phủ sơn cách điện, ghép lại. Trên các lá thép có dập lỗ thông gió để làm mát và rãnh để đặt dây quấn .