Ảnh hưởng của chế độ bón phân cho lúa tới thay đổi hàm lượng Ni tơ trong kênh tiêu của lưu vực Hán Quảng, tỉnh Bắc Ninh

Gần đây, chất lượng nước trong lưu vực Hán Quảng thuộc diện tích phục vụ của hệ thống thủy nông Bắc Đuống đang suy giảm nghiêm trọng. Việc bón phân dư thừa trong canh tác lúa được xem là nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng trên. Bài báo này sử dụng mô hình SWAT (Soil and Water Assessment Tool) để đánh giá ảnh hưởng của việc thay đổi chế độ bón phân trong canh tác lúa đến thay đổi hàm lượng Ni tơ trong kênh tiêu của lưu vực Hán Quảng từ năm 2000 đến năm 2013. Kết quả cho thấy khi lượng phân chuồng giảm 50%, lượng phân hóa học chứa N giảm 33% (vụ xuân) và 46% (vụ mùa) thì trung bình lượng NO3 giảm 38% và lượng NH4 giảm 46%. Thêm vào đó, sự thay đổi của Q1 (Bách vị phân thứ 25) và Q2 (Trung vị) nhiều hơn sự thay đổi của Q3 (Bách vị phân thứ 75). IQR (hiệu số giữa Q3 và Q1) của NO3 thay đổi từ mg/l đến mg/l và IQR của NH4 thay đổi từ mg/l đến 7 mg/l. | BÀI BÁO KHOA HỌC ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ BÓN PHÂN CHO LÚA TỚI THAY ĐỔI HÀM LƯỢNG NI TƠ TRONG KÊNH TIÊU CỦA LƯU VỰC HÁN QUẢNG, TỈNH BẮC NINH Đặng Minh Hải1 Tóm tắt: Gần đây, chất lượng nước trong lưu vực Hán Quảng thuộc diện tích phục vụ của hệ thống thủy nông Bắc Đuống đang suy giảm nghiêm trọng. Việc bón phân dư thừa trong canh tác lúa được xem là nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng trên. Bài báo này sử dụng mô hình SWAT (Soil and Water Assessment Tool) để đánh giá ảnh hưởng của việc thay đổi chế độ bón phân trong canh tác lúa đến thay đổi hàm lượng Ni tơ trong kênh tiêu của lưu vực Hán Quảng từ năm 2000 đến năm 2013. Kết quả cho thấy khi lượng phân chuồng giảm 50%, lượng phân hóa học chứa N giảm 33% (vụ xuân) và 46% (vụ mùa) thì trung bình lượng NO3 giảm 38% và lượng NH4 giảm 46%. Thêm vào đó, sự thay đổi của Q1 (Bách vị phân thứ 25) và Q2 (Trung vị) nhiều hơn sự thay đổi của Q3 (Bách vị phân thứ 75). IQR (hiệu số giữa Q3 và Q1) của NO3 thay đổi từ mg/l đến mg/l và IQR của NH4 thay đổi từ mg/l đến 7 mg/l. Từ khóa: Lưu vực Hán Quảng, SWAT, chế độ bón phân, NO3, NH4 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Gần đây, chất lượng nước tưới trong các hệ thống thủy nông ở nước ta đang bị suy giảm nghiêm trọng. Nguyên nhân của vấn đề trên được quy cho là sự xâm nhập vào hệ thống kênh của lượng chất dinh dưỡng từ canh tác nông nghiệp và nước thải chưa được xử lý từ các cơ sở sản xuất công nghiệp và làng nghề. Để tìm được giải pháp hợp lý đảm bảo chất lượng nước tưới, việc đánh giá định lượng mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân tới việc suy giảm chất lượng nước là hết sức cần thiết và cấp bách. Canh tác nông nghiệp được coi là nguồn phân tán chủ yếu chất ô nhiễm gây suy giảm chất lượng nguồn nước (, 2012). Sử dụng mô hình SWAT để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các kịch bản phát triển và canh tác nông nghiệp tới chất lượng nước của nguồn tiếp nhận đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới thực hiện (, 2012; X. Hu&nnk, 2007; McIsaac&nnk, 2001). Trong các nghiên cứu

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.