Biến đổi trong hoạt động kinh tế của người Cơ ho ở tỉnh Lâm Đồng từ đổi mới đến nay

Bài viết này nghiên cứu những biến đổi trong hoạt động kinh tế của người Cơ-ho ở tỉnh Lâm Đồng dưới sự tác động của chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, cũng như của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế và những chuyển biến kinh tế - xã hội tại địa phương từ năm 1986 đến nay. Bài viết cũng phân tích những thách thức đang đặt ra đối với sự phát triển kinh tế bền vững của người Cơ-ho trong giai đoạn hiện nay. | TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT Tập 7, Số 4, 2017 568–586 568 BIẾN ĐỔI TRONG HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA NGƯỜI CƠ-HO Ở TỈNH LÂM ĐỒNG TỪ ĐỔI MỚI ĐẾN NAY Lê Minh Chiếna*, Mai Minh Nhậtb Khoa Công tác Xã hội, Trường Đại học Đà Lạt, Lâm Đồng, Việt Nam b Khoa Lịch sử, Trường Đại học Đà Lạt, Lâm Đồng, Việt Nam a Lịch sử bài báo Nhận ngày 26 tháng 10 năm 2017 Chỉnh sửa ngày 28 tháng 11 năm 2017 | Chấp nhận đăng ngày 29 tháng 11 năm 2017 Tóm tắt Bài viết này nghiên cứu những biến đổi trong hoạt động kinh tế của người Cơ-ho ở tỉnh Lâm Đồng dưới sự tác động của chính sách Đổi mới của Đảng và Nhà nước, cũng như của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế và những chuyển biến kinh tế - xã hội tại địa phương từ năm 1986 đến nay. Bài viết cũng phân tích những thách thức đang đặt ra đối với sự phát triển kinh tế bền vững của người Cơ-ho trong giai đoạn hiện nay. Từ khóa: Biến đổi kinh tế; Hoạt động kinh tế; Người Cơ-ho; Tỉnh Lâm Đồng. 1. GIỚI THIỆU Người Cơ-ho (K’ho, Kơ Ho, Cơ Ho) là một trong 12 tộc người tại chỗ ở Tây Nguyên, cư trú tập trung chủ yếu trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng (chiếm hơn 87%), số còn lại cư trú rải rác ở các huyện miền núi của các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Tính đến ngày 01/4/2009, người Cơ-ho ở Lâm Đồng có người, cư trú trải rộng trên địa bàn các huyện Lạc Dương, Đức Trọng, Đơn Dương, Lâm Hà, Đam Rông, Di Linh, Bảo Lâm, thành phố Bảo Lộc và thành phố Đà Lạt. Với số dân khá đông và bề dày văn hóa của mình, người Cơ-ho là tộc người tại chỗ đóng vai trò quan trọng tại khu vực Nam Tây Nguyên. Tương tự các cư dân khác ở khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên, trong truyền thống, nền kinh tế của người Cơ-ho ở Lâm Đồng mang nặng tính tự cung, tự cấp, khép kín và phụ thuộc chặt chẽ vào tự nhiên. Từ năm 1975, đặc biệt là từ năm 1986 đến nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhất là hiệu quả của các chính sách, chương trình, dự án đầu tư liên quan đến phát triển kinh tế vùng dân tộc thiểu số của Nhà nước, hoạt động * Tác giả liên hệ:

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.