Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Kon Tum

Tóm tắt luận văn: Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Kon Tum có nội dung gồm 3 chương. Chương 1: những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển nguồn nhân lực, trình bày khái quát về phát triển nguồn nhân lực, nội dung phát triển nguồn nhân lực, các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực. Chương 2: thực trạng phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch Kon Tum, trình bay những đặc điểm ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực tỉnh Kon Tum, thực trạng phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Kon Tum trong thời gian qua. Chương 3: giải pháp phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch Kon Tum. Để tìm hiểu rõ hơn, mời các bạn cùng xem và tham khảo. | N ĐẠI HỌC ĐÀNẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRÀ THANH TRÍ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH DU LỊCH TỈNH KON TUM Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế Mã số: TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Đà Nẵng – Năm 2017 Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: . VÕ XUÂN TIẾN Phản biện 1: TS Nguyễn Hiệp Phản biện 2: PGS TS Đỗ Ngọc Mỹ Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Quản lý kinh tế họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 8 tháng 9 năm 2017. Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Được mệnh danh là “Ngã ba Đông Dương” trên dãy Trường Sơn với các yếu tố đặc thù về địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, hệ thảm thực vật rừng; các giá trị văn hóa độc đáo; các di tích lịch sử cách mạng đã được xếp hạng cấp quốc gia Kon Tum được đánh giá là tỉnh có khả năng phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, qua đó góp phần thúc đẩy và phát triển các ngành kinh tế khác. Tuy nhiên, ngành Du lịch tỉnh Kon Tum phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế so sánh vốn có, tỷ trọng đóng góp nguồn thu từ các hoạt động du lịch các năm qua vào GDP của tỉnh còn quá khiêm tốn, chỉ đạt mức 1,56% đến 1,73%. Thực tế trên đòi hỏi ngành Du lịch của tỉnh cần phải quan tâm hơn, sáng tạo hơn và tạo ra giá trị cao hơn để đáp ứng nhu cầu, mong muốn của khách hàng. Có thể nói, bên cạnh các yếu tố khác như tài nguyên, đầu tư, cơ chế chính sách thì yếu tố nhân lực vẫn giữ vai trò hết sức quan trọng trong quá trình đổi mới của ngành để du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần thúc đẩy và phát triển các ngành kinh tế khác. Vì vậy, xây dựng và phát triển NNL ngành DL đủ về số lượng, cân đối về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo, đảm bảo chất lượng, tính chuyên nghiệp, đủ sức cạnh tranh và hội nhập khu vực là nhiệm vụ cấp .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.