Bước đầu nghiên cứu bộ sách An Nam sơ học sử lược安南初學史略

Bộ sách lịch sử An Nam sơ học sử lược được các học giả người Pháp biên soạn vào thời kỳ chính quyền thực dân tiến hành cải lương giáo dục ở Việt Nam, với mục đích tách Việt Nam khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc và lâu dài biến Việt Nam trở thành thuộc địa, phụ thuộc hoàn toàn vào nước Pháp. Lần đầu tiên, môn lịch sử Việt Nam được đưa vào chương trình giáo dục phổ thông dành cho chính người Việt, điều này khác hẳn với chương trình khoa cử truyền thống hàng nghìn năm trước đó. | 2017|Số 06 - Tháng 9 năm 2017| TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC TÂN TRÀO ISSN: 2354 - 1431 Bước đầu nghiên cứu bộ sách An Nam sơ học sử lược安南初學史略 Vũ Văn Ngân a,* a * Trường Đại học Tân Trào Email: ngan6777@ Article info Recieved: 12/7/2017 Accepted: 03/8/2017 Keywords: An Nam so hoc su luoc; An Nam;Vietnam history. Abstract The history book “An Nam so hoc su luoc” was edited by French scholars in the period when the colonial government reformed the education system in Vietnam with the purpose to split Vietnam from Chinese influences, and for a long term to make Vietnam to become a dependent country of France. This was the first time, the history subject was introduced into curriculum of general education for Vietnamese learners, and this was totally different from traditional examination for thousand years ago. In addition, with the Western modern design and edition, Vietnamese historical books had significant changes in terms of contents that was foundation for later book design. Apart from negative contents which serve exploiting and dominating of colonial government, the book "An Nam so hoc su luoc" as well as other Vietnamese historical books at that time were valuable document for scientific research. 1. Bối cảnh lịch sử khi bộ sách được biên tập Sau một loạt hiệp ước đầu hàng, chịu các điều kiện bất bình đẳng, nhất là với các điều kiện của Hiệp ước Patơnốt (năm 1884), vua quan triều đình nhà Nguyễn dần chịu khuất phục trước sức mạnh của chính quyền Pháp. Thực dân Pháp đã lập chế độ cai trị khác nhau trên cả 3 miền ở nước ta, trong đó Nam Kỳ theo chế độ thuộc địa; Bắc Kỳ theo chế độ bảo hộ; Trung Kỳ là đất của Nam triều. Điều đó đã ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của Việt Nam những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, trong đó có giáo dục, văn hóa, tư tưởng. Thực dân Pháp với mục tiêu nhằm thực hiện chính sách khai thác thuộc địa, họ cần đến một đội ngũ viên chức thừa .

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.