Bài viết này sẽ giới thiệu trường hợp vừa nêu qua tập thơ song ngữ Pháp - Hán “Đại Pháp quốc Pa-ri đô thành tập vịnh” của Nguyễn Trọng Hiệp sáng tác năm 1894 trong chuyến công cán nước Pháp với tư cách là Chánh sứ, và xuất bản năm 1897. | 2018 |Số 08 – Tháng 6 năm 201 8| TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC TÂN TRÀO ISSN: 2354 - 1431 Sáng tác song ngữ Pháp - Hán: một hiện tượng độc đáo trong văn học Việt Nam cuối thế kỷ XIX Nguyễn Công Lýa* Khoa Văn học, Trường ĐHKHXH&NV-ĐHQG Email: nguyencongly54@ a * Thông tin bài viết Tóm tắt Ngày nhận bài: 16/02/2018 Ngày duyệt đăng: 10/3/2018 Sáng tác bằng song ngữ không phải là chuyện hiếm trong văn chương ở nước ta và trên thế giới. Riêng ở Việt Nam từ đầu thế kỷ XVIII đến cuối thế kỷ XIX, đã có nhiều tác giả sáng tác bằng chữ Hán rồi tự dịch sang chữ Nôm, hoặc ngược lại, hay xen kẽ Hán - N m. Nhưng sáng tác bằng chữ Hán rồi chuyển ngữ sang Pháp văn, rồi xuất bản thành tập, in theo công nghệ hiện đại là một trường hợp hiếm có, độc đáo, chưa từng thấy trước đó, mà Nguyễn Trọng Hiệp có thể là tác giả tiên phong của hiện tượng này. Bài viết này sẽ giới thiệu trường hợp vừa nêu qua tập thơ song ngữ Pháp - Hán “Đại Pháp quốc Pa-ri đô thành tập vịnh” của Nguyễn Trọng Hiệp sáng tác năm 1894 trong chuyến công cán nước Pháp với tư cách là Chánh sứ, và xuất bản năm 1897. Từ khoá: Sáng tác song ngữ Pháp Hán, Nguyễn Trọng Hiệp, Đại Pháp quốc Pa-ri đô thành tập vịnh, Chánh sứ đoàn sang Pháp, viết năm 1894, xuất bản năm 1897. 1. Giới thiệu Việc sáng tác bằng hai dạng ngôn ngữ (song ngữ) không phải là chuyện lạ trong văn học các nước trên thế giới, ngay cả ở Việt Nam thời trung đại cũng đã có vài trường hợp, đặc biệt là hồi đầu thế kỷ XVIII cho đến cuối thế kỷ XIX đã có một số tác giả sáng tác bằng chữ Hán rồi tự dịch sang chữ Nôm hoặc xen kẽ Hán - N m, như tác phẩm của Nguyễn Tông Quai, Đinh Nhật Thận, Nguyễn Khuyến chẳng hạn. Nhưng sáng tác bằng chữ Hán rồi chuyển dịch sang tiếng Pháp, cho in thành tập và xuất bản theo công nghệ in hiện đại lúc bấy giờ (in typo - lithographque) là một trường hợp hiếm có, chưa từng thấy, mà theo t i đây là một trường hợp độc đáo của Nguyễn Trọng Hiệp1, một vị quan đại .