Nghiên cứu này giới thiệu đa dạng thành phần loài và đặc điểm phân bố của quần xã ve giáp (Acari: Oribatida) theo bốn loại sinh cảnh (rừng trồng, trảng cỏ và cây bụi, đất trồng cây lâu năm, đất trồng cây ngắn ngày) tại Ba Vì, Hà Nội. Nghiên cứu được thực hiện từ năm 2014 đến năm 2016. | Kỷ yếu kỷ niệm 35 năm thành lập Trường ĐH ng nghiệp Th ph m T h inh -2017) ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ THEO SINH CẢNH CỦA QUẦN XÃ VE GIÁP (ACARI: ORIBATIDA) Ở VÙNG BA VÌ, HÀ NỘI Lại Thu Hiền1,*, Vũ Quang Mạnh1,2 Trường Đại họ Sư phạm à Nội Trường Đại họ ng nghiệp th c ph m TP. H 1 2 h inh * Email: hienlt968@ Ngày nhận bài: 25/08/2017; Ngày chấp nhận đăng: 05/09/2017 TÓM TẮT Nghiên cứu này giới thiệu đa dạng thành phần loài và đặc điểm phân bố của quần xã ve giáp (Acari: Oribatida) theo bốn loại sinh cảnh (rừng trồng, trảng cỏ và cây bụi, đất trồng cây lâu năm, đất trồng cây ngắn ngày) tại Ba Vì, Hà Nội. Nghiên cứu được thực hiện từ năm 2014 đến năm 2016. Nghiên cứu đã xác định được 100 loài ve giáp, thuộc 52 giống, 29 họ. Trong đó, 26 loài lần đầu tiên được xác định cho khu hệ ve giáp Việt Nam. Kết quả nghiên cứu ghi nhận sự thay đổi rõ nét về cấu trúc quần xã ve giáp trên bốn sinh cảnh nghiên cứu và mức độ đặc trưng cao của quần xã trên mỗi sinh cảnh. Từ đó đề xuất nghiên cứu sử dụng quần xã ve giáp như một chỉ thị sịnh học cho sự biến đổi điều kiện môi trường. Từ khóa: ve giáp, Ba Vì, sinh cảnh, chỉ thị. 1. MỞ ĐẦU Ve giáp (Acari: Oribatida) là một nhóm động vật chân khớp bé (Microarthropoda) ưu thế về thành phần loài và mật độ quần xã, tham gia tích cực trong các quá trình sinh học ở hệ sinh thái đất. Ở Việt Nam, ve giáp bắt đầu được nghiên cứu từ những năm 70 của thế kỷ XX, quần xã vẽ giáp đã được khảo sát trên các loại đất khác nhau, điều kiện khí hậu khác nhau, thảm thực vật khác nhau. và đã thu được những kết quả đáng chú ý. Đồng bằng sông Hồng với đặc trưng là khu vực có hoạt động canh tác nông nghiệp phát triển, đa dạng về cơ cấu cây trồng, thảm thực vật, loại đất. đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều tác giả. Nằm trong khu vực này, tại Ba Vì đã có một vài nghiên cứu về quần xã ve giáp, tuy nhiên các nghiên cứu còn chưa được đầy đủ. Báo cáo giới thiệu kết quả nghiên cứu về cấu trúc phân loại học, đa dạng thành phần loài ve giáp .