Nghiệm thức sử dụng vi khuẩn nhiễm hạt trước khi gieo đều có số lượng và khối lượng nốt sần, trọng lượng 100 hạt, chiều cao cây và trọng lượng tươi, phần trăm của đạm tổng số của cây được chủng cao hơn một cách rõ rệt so với đối chứng. Kết quả là tuyển chọn được hai chủng vi khuẩn nốt sần cộng sinh có khả năng cố định đạm cao góp phần nâng cao năng suất cây trồng và giảm chi phí sản xuất. | Kỷ yếu kỷ niệm 35 năm thành lập Trường ĐH ng nghiệp Th c ph m T h Minh 98 -2017) PHÂN LẬP, TUYỂN CHỌN VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CỐ ĐỊNH ĐẠM CỦA MỘT SỐ CHỦNG VI KHUẨN NỐT SẦN Ở RỄ CÂY ĐẬU PHỘNG (ARACHIS HYPOGAEA. L) Trần Ánh Nguyệt1, *, Trần Minh Trí1, Hà Thanh Đạt1, Trần Thu Thảo1, Hồ Viết Thế2 Viện Lúa Đ ng Bằng S ng ửu Long 1 Trường Đại học ng nghiệp Th c ph m Thành phố 2 h Minh * Email: lightmoon98@ TÓM TẮT Vi khuẩn nốt sần được phân lập từ rễ cây đậu phộng (Arachis hypogaea. L) thông qua việc định danh về đặc điểm, hình thái, sinh lý, sinh hóa thì chỉ có hai chủng đạt yêu cầu. Vi khuẩn phân lập được phát triển tốt trên môi trường YEMA, gram âm, hình que, hiếu khí, có khả năng di động, không bắt màu trên môi trường có bổ sung Congo red, không phát triển trên môi trường Glucose-Peptone-Agar, có khả năng chịu được nồng độ muối 2% và phát triển rất tốt trên môi trường kiềm pH từ 7-10. Về khả năng tạo gum (polysaccharide được chiết xuất từ vỏ màng của tế bào vi khuẩn) cả hai đều tạo gum cao 0,91 mg và 0,89 mg. Hai chủng vi khuẩn cho khả năng cố định đạm cao thông qua phân tích khả năng hình thành nốt sần và đạm tổng số của thí nghiệm trong nhà lưới. Nghiệm thức sử dụng vi khuẩn nhiễm hạt trước khi gieo đều có số lượng và khối lượng nốt sần, trọng lượng 100 hạt, chiều cao cây và trọng lượng tươi, phần trăm của đạm tổng số của cây được chủng cao hơn một cách rõ rệt so với đối chứng. Kết quả là tuyển chọn được hai chủng vi khuẩn nốt sần cộng sinh có khả năng cố định đạm cao góp phần nâng cao năng suất cây trồng và giảm chi phí sản xuất. Từ khóa: vi khuẩn nốt sần, đậu phộng, YEMA. 1. GIỚI THIỆU Đậu phộng (Arachis hypogaea. L) là cây thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày dùng để lấy dầu trong nhóm cây trồng cạn. Nó được biết đến mang lại nhiều nguồn lợi về kinh tế, dinh dưỡng, đồng thời cũng là cây cải thiện môi trường nhờ vào khả năng cộng sinh với các vi khuẩn cố định đạm. Mặc dù, diện tích trồng và sản lượng thu được từ cây đậu phộng ít hơn lúa và cây .