Nghiên cứu khả năng tái sử dụng bột nhựa thải từ quá trình khoan, cắt sản xuất các bo mạch điện tử làm gạch bê tông ứng dụng trong xây dựng và so sánh chúng với các nhóm sản phẩm cùng loại theo tiêu chuẩn Việt Nam. | Tạp chí Khoa học công nghệ và Thực phẩm 14 (1) (2018) 29-38 NGHIÊN CỨU TÁI SỬ DỤNG BỘT NHỰA THẢI TỪ QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT BO MẠCH ĐIỆN TỬ LÀM GẠCH BÊ TÔNG XÂY DỰNG Ngô Thị Thanh Diễm* Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm *Email: diemntt@ Ngày gửi bài: 12/6/2017; Ngày chấp nhận đăng: 16/01/2018 TÓM TẮT Nghiên cứu khả năng tái sử dụng bột nhựa thải từ quá trình khoan, cắt sản xuất các bo mạch điện tử làm gạch bê tông ứng dụng trong xây dựng và so sánh chúng với các nhóm sản phẩm cùng loại theo tiêu chuẩn Việt Nam. Kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy bằng phương pháp cố định hoá rắn xử lý chất thải, các sản phẩm đóng rắn bột nhựa thải từ quá trình sản xuất bo mạch điện tử hầu như đáp ứng tốt về độ rò rỉ đồng (Cu) cho phép theo phương pháp ngâm chiết độc tính (Toxicity Characteristic Leaching Procedure – TCLP), cường độ nén cao đối với nhóm sản phẩm đóng rắn bằng xi măng tỷ lệ phối trộn xi măng:bột nhựa thải là 70:30 với tỷ lệ nước:xi măng là 55:100. Các sản phẩm gạch bê tông đóng rắn từ bột nhựa thải cho kết quả phân tích độ rò rỉ Cu, độ bền nén đáp ứng yêu cầu môi trường, mẫu mã sản phẩm phù hợp với TCVN 6477:2011 về cường độ nén yêu cầu lớn hơn 5 Mpa và độ hút nước nhỏ hơn 14%. Từ khóa: Bo mạch điện tử, cố định hoá rắn, tái chế bột nhựa, vật liệu xây dựng. 1. MỞ ĐẦU Sự phát triển nhanh chóng các sản phẩm điện và điện tử trong những năm gần đây đã và đang gây áp lực rất lớn đối với các nước đặc biệt là một số nước trong khu vực châu Á như Trung Quốc, Campuchia, Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia cũng như Việt Nam về vấn đề thải bỏ. Theo Thông tư 36/2015/TT-BTNMT về quản lý chất thải nguy hại Việt Nam [1], chất thải điện tử đã được đưa vào nhóm chất thải nguy hại với mã số quản lý 190205 và 190206 - các thiết bị điện, điện tử và chất thải từ hoạt động sản xuất, lắp ráp thiết bị điện, điện tử nhưng chúng lại chưa được phân loại hoặc tách riêng khỏi các loại chất thải rắn khác. Rác thải điện tử được chia làm hai loại: (1) rác thải phát sinh sau khi sử dụng .