Trong bài báo này, nghiên cứu tổng hợp đá quý từ bột thủy tinh cho ra loại sản phẩm có giá trị cao và được sử dụng trong lĩnh vực trang sức. Đặc tính của sản phẩm được phân tích bởi phổ nhiễu xạ tia X (XRD), kính hiển vi điện tử quét (SEM) và được công ty vàng bạc đá quý kiểm chứng. | Tạp chí Khoa học công nghệ và Thực phẩm số 11 (2017) 1-8 NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP ĐÁ QUÝ NHÂN TẠO TỪ BỘT THỦY TINH Hồ Thị Ngọc Sƣơng*, Nguyễn Thị Lƣơng, Phan Thị Hồng Thủy, Lê Ngọc Huyên Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm *Email: suonghtn@ Ngày nhận bài 12/12/2016; Ngày chấp nhận đăng: 09/02/2017 TÓM TẮT Kim cương (C), ruby (Al2O3:Cr) và emerald (Be3Al2Si6O18:Cr) là các loại đá quý được biết đến do có độ trong suốt cao, độ cứng lớn và màu sắc đẹp, Bên cạnh đó còn tồn tại các loại đá quý giá trị khác như đá kết tinh có độ bóng và thẩm mĩ cao cũng rất được quan tâm. Trong bài báo này, nghiên cứu tổng hợp đá quý từ bột thủy tinh cho ra loại sản phẩm có giá trị cao và được sử dụng trong lĩnh vực trang sức. Đặc tính của sản phẩm được phân tích bởi phổ nhiễu xạ tia X (XRD), kính hiển vi điện tử quét (SEM) và được công ty vàng bạc đá quý kiểm chứng. Từ khoá: Đá quý nhân tạo, ruby, sapphire, emerald, phương pháp tổng hợp, đá kết tinh. 1. GIỚI THIỆU Đá quý rất có giá trị bởi vẻ đẹp, độ bền và tính quý hiếm đặc biệt để làm trang sức như kim cương, ruby, sapphire, cẩm thạch Thành phần chính của đá quý là đơn tinh thể, bên cạnh đó cũng tồn tại những loại đá quý với cấu trúc vô định hình như đá opal [1]. Các khoáng tự nhiên có chất lượng cao ngày càng trở nên khan hiếm. Do nhu cầu và giá trị của đá quý trong lĩnh vực trang sức ngày càng tăng đã thúc đẩy con người tìm kiếm nhiều phương pháp để tổng hợp chúng. Đá quý nhân tạo và đá quý tự nhiên có cùng thành phần và cấu trúc tinh thể. Sự sao chép lại vẻ đẹp của đá quý tự nhiên là mục đích chính của nhiều nhà khoa học. Một số phương pháp tổng hợp đá quý lần lượt ra đời như phương pháp Verneuil, phương pháp flux và phương pháp thuỷ nhiệt Các loại đá quý được tổng hợp nhiều nhất là ruby, sapphire, kim cương, emerald, spinel và opal. Tinh thể ruby được tổng hợp theo phương pháp flux bởi nhà khoa học Gaudin năm 1837. Phương pháp tổng hợp tinh thể emerald được phát triển vào năm 1888 bởi hai nhà khoa học Hautefeille .