Bài viết nghiên cứu tìm hiểu ảnh hưởng của hàm lượng khoáng đa lượng và việc bổ sung dinh dưỡng vào giai đoạn sau của quá trình nuôi cấy đến sự sinh trưởng của huyền phù tế bào sâm Ngọc Linh. | TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT Tập 6, Số 4, 2016 419–430 419 ẢNH HƯỞNG CỦA HÀM LƯỢNG KHOÁNG ĐA LƯỢNG VÀ BỔ SUNG DINH DƯỠNG VÀO GIAI ĐOẠN SAU CỦA QUÁ TRÌNH NUÔI CẤY ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG HUYỀN PHÙ TẾ BÀO SÂM NGỌC LINH (Panax vietnamensis Ha et Grushv.) IN VITRO Nguyễn Văn Kếta, Trương Thị Lan Anha* Khoa Nông Lâm, Trường Đại học Đà Lạt, Lâm Đồng, Việt Nam a Lịch sử bài báo Nhận ngày 15 tháng 08 năm 2016 | Chỉnh sửa ngày 15 tháng 09 năm 2016 Chấp nhận đăng ngày 20 tháng 09 năm 2016 Tóm tắt Hàm lượng khoáng đa lượng khác nhau có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của mô sẹo Sâm Ngọc Linh. Mô sẹo sinh trưởng tốt nhất trong môi trường có hàm lượng KNO3 và CaCl2 từ 0,5 đến 1 lần so với hàm lượng trong môi trường cơ bản MS; trong khi đó hàm lượng NH4NO3 và MgSO4 tương đương với hàm lượng trong môi trường MS cho sự sinh trưởng của mẫu cấy là tốt nhất. Các chất dinh dưỡng trong môi trường được mẫu cấy hấp thụ để phục vụ cho sự sinh trưởng của mình. Sau một thời gian nuôi cấy, hàm lượng các chất dinh dưỡng trong môi trường nuôi cấy không còn đủ cho sự sinh trưởng của mẫu cấy. Vì vậy, việc bổ sung môi trường là một cách thức để bổ sung thêm nguồn dinh dưỡng giúp cho sự sinh trưởng của mẫu cấy. Khi bổ sung thêm dinh dưỡng vào tuần thứ 3 của quá trình nuôi cấy thì sự sinh trưởng của mẫu cấy tăng lên nhiều và cao hơn so với trường hợp không bổ sung môi trường. Môi trường bổ sung thích hợp nhất cho sự sinh trưởng huyền phù tế bào Sâm Ngọc Linh là 1/4 MS. Từ khóa: Bioreactor; Bổ sung dinh dưỡng; Khoáng đa lượng; Sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis Ha et Grushv.). 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngoài việc gây trồng và phát triển các loài cây quý hiếm, có giá trị cao trong điều kiện tự nhiên thì phương pháp nuôi cấy mô, tế bào trong điều kiện in vitro để thu nhận các sản phẩm thứ cấp đồng nhất, vô trùng cũng đang được ứng dụng (Yu, Gao, Son & Paek, 2000a; Zhang, Zhong & Yu, 1996). Vì mô, tế bào thực vật nuôi cấy ít chịu những tác động bất lợi của điều kiện môi trường, do đó tốc độ tăng trưởng của tế .